Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hốt Bạc Từ Dịch Vụ Cho Thuê Sân Phơi Lúa

Hốt Bạc Từ Dịch Vụ Cho Thuê Sân Phơi Lúa
Publish date: Friday. January 24th, 2014

Về xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), cứ cách vài km chúng tôi lại bắt gặp những khoảng sân phơi lúa rộng mênh mông, trải dài từng liếp vàng tươi trông rất đẹp mắt.

Theo phản ánh của bà con, bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu sân phơi lúa khi trời nắng tốt và hạn chế sử dụng máy sấy, vừa tốn kém lại hay hao hụt, nhiều gia đình ở xã Thạnh Phú đã cải tạo khu đất của nhà thành sân phơi, vừa phơi lúa của gia đình, vừa cho bà con xung quanh thuê.

Như gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng ở ấp 3 đã mạnh dạn cải tạo sân bóng đá mini bằng cát (thu nhập trên 100.000 đồng/ngày) để làm thành sân phơi lúa. Ông Hùng chia sẻ: “Thấy cảnh người dân phơi lúa trên lộ không đảm bảo an toàn giao thông nên tui cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu. Với diện tích 3.400m2, sân nhà tôi có thể chứa 90 tấn lúa, giá thuê 70.000 đồng/tấn, tính ra thu nhập cao hơn nhiều so với làm sân bóng”.

Từ khi có nhiều nơi cho thuê sân phơi lúa, các chủ thu mua lúa cũng rất phấn khởi, liền chắp nối với các chủ nhà để sẵn sàng có sân phơi khi lúa về. Ông Lê Hoàng Nam- chủ thu mua lúa ở ấp 3 chia sẻ: “Có dịch vụ này đỡ tốn kém hơn hẳn, tui vừa thu mua lúa xong là có sân phơi liền, không phải chở vào nhà máy sấy như trước”.

Theo ông Nam, nếu làm khô lúa bằng máy thì sẽ không mất nhiều thời gian, sấy một mẻ lúa (10 tấn) chỉ mất 4-5 giờ, còn phơi được nắng tốt thì cũng phải mất tới 9-10 giờ, nhưng đổi lại, dùng máy sấy lúa hao hụt nhiều hơn. Bình quân sấy 200kg lúa bằng máy thì sẽ hụt hơn 20kg, còn phơi nắng chỉ mất khoảng 15kg.

Dịch vụ cho thuê sân phơi lúa không chỉ giúp chủ sân thu lợi nhuận mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi.

Trung bình mỗi sân phơi cần từ 10-15 nhân công, đến nay ở xã Thạnh Phú có khoảng 11 sân phơi, diện tích trung bình hơn 1.000m2/sân. Thông thường lao động nam phụ trách khuân vác bao lúa, mỗi chuyến (lên và xuống) được trả 50.000 đồng/tấn, còn lao động phơi lúa thì được trả 50.000 – 70.000 đồng/tấn.

Ông Nguyễn Văn Tám- Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho biết: “Hoạt động này vừa lợi cho người sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng lúa vì lúa cắt xong được phơi liền. Điều quan trọng là dịch vụ này đã giúp giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động nhàn rỗi, không đất canh tác ở địa phương, vì thế xã sẵn sàng tạo điều kiện cho người dân khi muốn tận dụng đất trống làm sân cho thuê phơi lúa”.


Related news

Nuôi Cá Tầm Trên Hồ Thủy Điện Sơn La Nuôi Cá Tầm Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Hồ thủy điện Sơn La có nhiều tiềm năng và điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi cá tầm, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản, gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu và góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân TĐC thủy điện Sơn La.

Saturday. January 11th, 2014
Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch

Chủ nhân của ngôi vườn sạch này - ông Đoàn Văn Quỳnh, khẳng định rằng ông chỉ là một người mới đến với hoa địa lan (Cymbidium) vài năm nay thôi. Trước đó 6.000m2 vườn nhà ông trồng hồng môn và trước đó nữa thì ông chỉ buôn bán.

Wednesday. December 25th, 2013
Ngư Dân Cảnh Dương Trúng Đậm Cá Khoai Ngư Dân Cảnh Dương Trúng Đậm Cá Khoai

Đầu năm mới 2014, ngư dân xã Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã trúng mùa cá khoai. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Cảnh Dương, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá khoai đánh bắt ước tính từ 10 đến 15 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá khoai...

Saturday. January 11th, 2014
Cảnh Báo Phong Trào Nuôi Tôm Tự Phát Cảnh Báo Phong Trào Nuôi Tôm Tự Phát

Những ao nuôi tôm thẻ chân trắng liên tiếp được đào mới từ những rẫy mía ven Sông Hậu thuộc địa bàn huyện Long Phú và Cù Lao Dung (Sóc Trăng).

Monday. January 13th, 2014
Từ Vườn Truyền Thống Đến VAC Trang Trại Từ Vườn Truyền Thống Đến VAC Trang Trại

Cũng như bao vùng quê khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nghề làm vườn và kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời. Những tên đất, tên miền gắn với từng sản vật đã trở nên nổi tiếng như dứa Hướng Đạo, vải Can Bi, cá Đầm Rưng... Bắt nhịp với truyền thống đó, ngay từ khi mới thành lập, Hội Làm vườn (HLV) Vĩnh Phúc đã vận động, chỉ đạo nông dân và hội viên thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển vườn chuyên canh với những giống cây trồng cho hiệu quả, năng suất cao.

Wednesday. December 25th, 2013