Hơn 350 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu thủy sản

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, Việt Nam đã NK hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó có đến 80% trong tổng lượng NK là nguyên liệu tôm, 2 nguồn cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam thời gian qua là Ecuador và Ấn Độ, thông tin từ Bộ Công thương cho biết thêm.
Hiện tôm nguyên liệu đang phải chịu mức thuế nhập khẩu là 10 - 15%; cá ngừ là 12 - 24%; mực, bạch tuộc là 10 - 17%... Chính vì vậy, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu xuống mức 0% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh giá xuất khẩu nhiều loại mặt hàng thủy sản Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực do giá nguyên liệu cao hơn.
Theo VASEP, ba tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 1,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 261 triệu đô la Mỹ, chiếm 19,16% tỉ trọng toàn ngành; sang EU đạt trên 251 triệu đô la Mỹ, chiếm 18,4%; sang Nhật Bản đạt trên 193 triệu đô la Mỹ, chiếm 14,15%; sang Hàn Quốc đạt trên 119 triệu đô la Mỹ, chiếm 8,76% và sang ASEAN đạt trên 106 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,81% tỉ trọng toàn ngành.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đánh bắt thủy sản 4 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,1 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng đánh bắt biển đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn đối với sản lượng nuôi trồng thủy sản, 4 tháng đầu năm 2015, đã thu hoạch được 750.000 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Related news

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Bốn doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gồm: Công ty Phạm Tôn, San Hà, Ba Huân và Công ty Phát triển nông nghiệp Thanh niên Xung phong đã chính thức bắt đầu thu mua tạm trữ sản phẩm gia cầm.

Với nhiều ưu điểm, cả doanh nghiệp thu mua và người trồng cà phê kỳ vọng, mô hình này có thể là giải pháp để hạn chế những vụ vỡ nợ dây chuyền thời gian qua.

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.