Hơn 20 Hécta Mía Bị Thiêu Rụi Ở Đồng Nai

Vào khoảng 16 giờ ngày 12-2, một vụ cháy mía lớn đã xảy ra tại khu vực Nông trường mía số 1, thuộc ấp 5, xã Gia Canh (huyện Định Quán - Đồng Nai). Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Định Quán - Tân Phú đã đưa xe chữa cháy chuyên dụng đến hỗ trợ người dân dập lửa.
Do khu vực cháy quá rộng, gió mạnh nên công tác chữa cháy đành bất lực. Trên 20 hécta mía đang trong thời kỳ thu hoạch bị thiêu rụi hoàn toàn, ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Theo nông dân trồng mía, năm nay giá cả của cây mía đã thấp và còn xảy ra sự cố cháy mía thì người trồng mía sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn bởi tiền công chặt, bốc vác, vận chuyển sẽ tăng cao, chữ đường sẽ giảm và nếu tiếp tục để lâu, cây mía hư hỏng phải chặt bỏ.
Toàn khu vực Nông trường mía số 1 có khoảng 800 hécta. Đây cũng là vùng nguyên liệu lớn cho Công ty cổ phần mía đường La Ngà. Thế nhưng từ đầu vụ 2013-2014 đến nay, khu vực này đã xảy ra hàng chục vụ cháy mía với tổng diện tích trên 100 hécta, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng mía.
Related news

Nhiều năm qua, các loại cây có múi đã gắn bó với nông dân Sóc Trăng và đem đến nhiều lợi nhuận cho bà con, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nhiều vùng quy hoạch hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tập trung các loại cây có múi; Tuy nhiên các diện tích sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm nhiều hơn, vì vậy bà con chủ yếu tự trồng rồi tự tìm nơi bán.

Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Xuân Phương (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) vào một buổi trưa nắng nóng. Ngồi trong chòi nhỏ bên hiên nhà, xung quanh rộn tiếng gà, vịt, tiếng cây lá xào xạc mát rượi, cùng nhâm nhi tách trà và lắng nghe ông Phương-bằng chất giọng Bình Định rắn rỏi, chậm rãi kể về mình…

Những năm gần đây, nghề chăn nuôi thủy sản (CNTS) trên địa bàn huyện Bắc Quang đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Đặc biệt, với tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước CNTS, huyện đã có nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm đưa nghề CNTS phát triển theo hướng bền vững.