Hội Thảo Tiêu Chí Kỹ Thuật Trồng Và Bảo Quản Sản Phẩm Cây Ăn Quả

Chiều 6/9, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Hội thảo Quy trình kỹ thuật tạm thời về bao túi quả bưởi Diễn, kỹ thuật thâm canh chuối cấy mô trên địa bàn Hà Nội và tiêu chí bình tuyển cây đầu dòng bưởi Quế Dương.
Tham dự Hội thảo là các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rau quả, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội và đại diện phòng kinh tế thuộc 3 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Chương Mỹ.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học và đại diện các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT đã giới thiệu các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản các sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn Hà Nội.
Đại diện phòng kinh tế các huyện cũng tham gia đóng góp các tiêu chí về bình tuyển giống cây đầu dòng, việc lựa chọn các loại bao túi phù hợp, an toàn cho cây ăn quả...
Bà Nguyễn Thị Thoa -Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu, xem xét các ý kiến của địa phương, đơn vị để điều chỉnh bổ sung trước khi ban hành bộ quy trình kỹ thuật, tiêu chí bình tuyển cây ăn quả đầu dòng trên địa bàn Hà Nội.
Related news

Ông Lê Văn Lài sinh sống tại thôn 9, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), là một hộ nuôi tôm khá quy mô trong xã với diện tích hồ khoảng 3.500m2. Hàng vạn con giống được thả và chỉ còn khoảng độ 10 ngày nữa thì có thể thu hoạch. Thế nhưng sau cơn bão số 10, gia đình ông trắng tay.

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...

Những năm qua huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã đầu tư tạo dựng được rất nhiều khu vườn kinh tế cao, chủ lực là các loại cây như quế, lòn bon, hồ tiêu, măng cụt, dó bầu… Nhưng nay, nhiều vườn đã tan hoang do bão.

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

“Tôi dự định sẽ nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đồng thời, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này bằng cách đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” - Anh Trịnh Tiến Mạnh chia sẻ