Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự và chỉ đạo hội nghị. Chủ trì hội nghị, Tiến sỹ Chadag Mohan- Đại diện Ban Bệnh học thủy sản và cộng đồng thủy sản châu Á, Ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. Dự Hội nghị còn có đại diện Tổng cục thủy sản, lãnh đạo Cục Thú y, các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp và sinh viên nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản ở khắp các nước châu Á và một số nước trên thế giới.
Diễn ra trong 05 ngày (từ 24 - 28/11/2014), Hội nghị được nghe 99 báo cáo chuyên đề về tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản và các nghiên cứu về phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại châu Á và các nước trên thế giới từ các diễn giả trong và ngoài nước.
Phát biều chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao vai trò của Hội nghị đối với sự phát triển nuôi trồng thủy sản chấu Á và thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội nghị DAA9 là cơ hội rất tốt để các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, sinh viên học ngành nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản trong khu vực châu Á và trên thế giới chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, hữu ích trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để các doanh nghiệp quảng bá về các hoạt động nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và khoa học công nghệ trong thú y thủy sản.
Thông qua Hội nghị, các đối tác Việt Nam và quốc tế có điều kiện mở rộng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu, thị trường kinh doanh thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản… nhằm mục đích thúc đấy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/phong-chong-dich-benh/hoi-nghi-lan-thu-9-ve-benh-trong-nuoi-trong-thuy-san-khu-vuc-chau-a/
Related news

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.

Đại lý giới thiệu cho anh Bẩy loại phân Urê - Silic của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu về dùng thử. Anh đã dùng một phần trong số này rắc quanh gốc cà phê, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, qua nhiều lần tưới nước và xới gốc, những hạt đen của phân vẫn trơ như sỏi đá. Thử hoà phân này trong nước thấy chỉ tan được một nửa. Nửa còn lại kết tủa thành từng mảng keo dính, như đất sét.