Home / Tin tức / Tin thủy sản

Hỏi đáp thủy sản tháng 10

Hỏi đáp thủy sản tháng 10
Author: Ban KHKT Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Publish date: Thursday. November 16th, 2017

Hỏi: Bể nhà tôi có nuôi cá đĩa, mấy ngày gần đây trên thân cá có xuất hiện mảng trắng, hay tụ lại một góc. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

(Phan Văn Đại, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội)

Trả lời:

Theo mô tả, cá đĩa có thể mắc bệnh nấm trắng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lượng chất bẩn trong ao tích tụ nhiều làm nước ô nhiễm. Số lượng cá bị bệnh không nhiều, vì vậy có thể chữa trị theo cách sau: Đối với cá bột và cá size bé (1 - 2 cm), tiến hành cắm sưởi nâng nhiệt độ nước trong khoảng 29 - 300C. Cho muối vào với liều lượng 2,5 g/lít nước. Mỗi ngày thay khoảng 80% lượng nước và vệ sinh bể sạch sẽ. Mỗi lần thay nước cần cho muối vào tiếp, cứ như thế 2,3 ngày cá sẽ dần khỏi. Đối với cá size lớn hơn (3 - 7 cm), khi cá bị nấm nếu nhẹ thì cắm thêm sưởi và tetra Nhật, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết hợp sục khí ôxy mạnh làm tăng hiệu quả của việc sử dụng thuốc.

Hỏi: Xin hỏi phương pháp cải tạo ruộng để nuôi cua đồng?

(Nguyễn Thị Linh, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa)

Trả lời:

Ruộng nuôi cua đồng phải bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt. Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 - 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá sẽ gây khó quản lý. Đào mương xung quanh ruộng hoặc đào chữ L để lấy chỗ cho cua trú, mương rộng 2 - 3 m; sâu 0,8 - 1 m, diện tích khoảng 3 - 5% diện tích ruộng. Xung quanh bờ ruộng có lưới chắn (có thể bằng nilon mỏng hoặc bằng nhựa) để cua không bò đi. Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và rộng ra. Chú ý, nện đất chặt để nước không bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt. Dùng vôi sống hàm lượng 75 - 105 kg/1.000 m2 hòa nước té đều khắp mương. Trong ruộng nuôi nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, có thể thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước… để che phủ ruộng vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ khoảng 1/3 diện tích mặt ruộng

Hỏi: Cá trắm cỏ dấu hiệu bỏ ăn, xuất hiện nhiều đốm đỏ. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

(Hoàng Văn Nam, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình)

Trả lời:

Theo mô tả, cá trắm cỏ có thể mắc bệnh đốm đỏ; do các loài vi khuẩn thuộc giống Aeromonas gây ra. Cá chết khi mổ ra có một số bệnh tích như: Gan tái nhợt, mật màu sắc đen sẫm, thận nhũn... Ruột không có thức ăn, có thể chứa đầy hơi hoặc xuất huyết hoại tử. Tỷ lệ chết có thể lên tới 50 - 70% tổng đàn cá trong ao. Để điều trị bệnh cần tiến hành tiêu diệt các ổ vi khuẩn có trong ao nuôi bằng cách dùng các thuốc sát trùng mạnh như Iodine hoặc TCCA... tạt đều khắp ao. Sử dụng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn với liều dùng 4 g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.


Related news

Nuôi vịt biển ứng phó với biến đổi khí hậu Nuôi vịt biển ứng phó với biến đổi khí hậu

Mô hình nuôi vịt biển đang được xem là xu hướng mới nhằm đa dạng hóa vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập…

Tuesday. November 14th, 2017
Nuôi cá dìa ao đất thành công Nuôi cá dìa ao đất thành công

Nuôi độc canh cá dìa, nuôi xen ghép trong ao đất nhất là tại các vùng nuôi tôm kém hiệu quả là giải pháp đã được một số hộ dân tại Thừa Thiên - Huế áp dụng

Tuesday. November 14th, 2017
Kỹ thuật nuôi treo bào ngư trên biển Kỹ thuật nuôi treo bào ngư trên biển

Cùng với một số hình thức nuôi phổ biến như vãi (gieo) đáy, nuôi công nghiệp… nuôi bào ngư treo trên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. November 14th, 2017