Hỏi đáp: Bệnh trên ngỗng?
Hỏi: Không biết lý do nào mà đàn ngỗng nhà tôi hàng năm cứ đẻ vào tháng 10 - 12 sau đó không đẻ nữa. Nếu muốn đẻ quanh năm như ngan, vịt xiêm thì phải làm sao? Còn trứng thì chỉ nở 1/3, nếu muốn nở đều thì phải làm thế nào?
Đáp:
Ngỗng có thời kỳ ngưng đẻ từ tháng 4 đến tháng 8. Ðể nâng cao tỷ lệ trứng ngỗng có phôi thì làm như sau:
- Cho ngỗng đực ăn thêm thức ăn bổ sung, có thể cho ngỗng đực ăn riêng trước vụ phối 2 tuần. Thức ăn bổ sung là lúa ủ mầm mới nhú, cũng có thể cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp, gồm bột cá, cám trộn với rau xanh… hoặc bổ sung Elecamin vào thức ăn 1 ml/ con.
- Khi thành lập đàn cần lưu ý đến tỷ lệ ngỗng đực:cái (tốt nhất là 1:5) và tỷ lệ ngỗng ở các lứa tuổi khác nhau. Ðàn ngỗng bố mẹ có thể sử dụng đến 5 năm, trong đàn nên có 10% ngỗng 1 năm tuổi, 20% 2 năm tuổi, 35% 3 năm tuổi, 25% 4 năm tuổi và 10% 5 năm tuổi. Thành lập đàn như vậy ngỗng đực có thể lựa chọn ngỗng cái phù hợp với nó và nâng cao tỷ lệ trứng có phôi.
- Thường ngỗng hay giao phối vào buổi sáng sớm sau khi thả ra khỏi chuồng, vì vậy khi thả ngỗng cần lùa chúng xuống ao hồ nước sạch và sâu để chúng giao phối được thuận lợi
- Buổi chiều lùa ngỗng về, nếu thấy ngỗng còn đói nên cho ăn thêm thóc, bắp. Ngỗng đẻ được ăn no sẽ đẻ đều và có khả năng chịu đực tốt hơn.
Related news
Ngan thuộc loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Thông thường ngan được nuôi theo phương thức chăn thả
Là giống vịt nhà, có nguồn gốc tại huyện Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Đây là giống vật nuôi quý ở Việt Nam và đang nằm trong diện bảo tồn nguồn gen quý.
Vịt Cổ Lũng là giống quý hiếm, con giống di truyền có từ lâu đời, được các thế hệ người Bá Thước, Thanh Hóa gìn giữ, phát triển.