Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 400.000 đồng/ha/năm
Ông Chu Tuấn Thanh trả lời:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9.9.2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020.
Theo đó, đối tượng áp dụng của chính sách là hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên;
Trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán cũng được hỗ trợ.
Đối với hỗ trợ bảo vệ rừng, mức tối đa là 400.000 đồng/ha/năm, với hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ tối đa là 30ha/hộ;
Đối với hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo.
Nghị định cũng quy định rõ hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
Cụ thể, diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ 1 lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.
Mức hỗ trợ từ 5-10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công...
Related news
Nhiều đợt sụt giá, dịch bệnh trong năm đã làm nhiều nông trại lao đao, treo chuồng. Nhưng thời điểm này, người chăn nuôi ở miền Trung vẫn mạnh dạn tái đàn để phục vụ thị trường tết, với hy vọng... lấy lại những gì đã mất.
Thủ tục hành chính “Cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp” và “Cấp giấy phép nhập khẩu phân bón” chính thức được áp dụng theo cơ chế một cửa quốc gia (NSW) từ ngày 28.12.
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã có 3 xã (Phước Thái, Phước Sơn, Phước Thuận) được công nhận đạt chuẩn NTM và trở thành địa phương dẫn đầu ở tỉnh Ninh Thuận.