Hô biến phân dỏm thành đạt chất lượng, đội trưởng QLTT bị khởi tố

Tối 27-10, nguồn tin từ VKSND tỉnh Long An xác nhận cơ quan này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với ông Huỳnh Văn Hữu (51 tuổi), nguyên đội trưởng Đội QLTT số 7, Chi cục QLTT Long An.
Ông Hữu bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tuy nhiên, do ông Hữu hiện bị bệnh, nằm điều trị tại Trung tâm y tế huyện Châu Thành (Long An) nên cơ quan CSĐT vẫn chưa tống đạt các quyết định nói trên.
Ông Đặng Văn Lớp, Giám đốc Sở Công thương Long An, cho biết đến nay, đơn vị này vẫn chưa nhận được thông báo của cơ quan điều tra đối với vụ việc này nên không nắm rõ.
“Đảng ủy đã họp biểu quyết có hình thức đề xuất khai trừ Đảng đối với ông Hữu” - ông Lớp nói.
Theo hồ sơ vụ án, cuối tháng 12-2014 ông Hữu đã ký quyết định kiểm tra cửa hàng vật tư nông nghiệp Út Hoành (xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) và lấy mẫu phân bón ở cửa hàng này đi thử nghiệm.
Kết quả cho thấy các mẫu phân NPK của Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu đang lưu kho tại cửa hàng Út Hoành không đạt chất lượng.
Thay vì gửi thông báo, ông Hữu yêu cầu cấp dưới là ông Dương Văn Thật (người đang phụ trách hồ sơ) tách hồ sơ của cửa hàng Út Hoành cho ông giữ.
Sau đó, ông Hữu ký lại thông báo kết quả thử nghiệm mẫu phân lấy tại cửa hàng Út Hoành đạt yêu cầu và cho phép chúng được lưu thông.
Nhờ vậy, 5 tấn phân đang bị niêm phong đã được tẩu tán khỏi cửa hàng Út Hoành.
Qua điều tra cho thấy lô phân của cửa hàng Út Hoành có cùng lúc 2 kết quả thử nghiệm.
Sau đó, Phòng Khoa học Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An đã giám định và kết luận đã có sự cạo xóa, chỉnh sửa từ mẫu phân dỏm thành đạt chất lượng.
Related news

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…