Hiệu Quả Từ Trang Trại Tổng Hợp Trên Đồi

Trong chuyến đi công tác tại huyện Lạng Giang, chúng tôi được biết Tân Thanh là xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Một trong số đó có hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Mải Hạ làm giàu từ trang trại tổng hợp vườn- chuồng. Với tổng diện tích 2,7 ha trồng vải và nuôi các loài động vật hoang, mỗi năm ông Chiến thu về 200-300 triệu đồng.
Trong chuyến đi công tác tại huyện Lạng Giang, chúng tôi được biết Tân Thanh là xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Một trong số đó có hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Mải Hạ làm giàu từ trang trại tổng hợp vườn- chuồng. Với tổng diện tích 2,7 ha trồng vải và nuôi các loài động vật hoang, mỗi năm ông Chiến thu về 200-300 triệu đồng.
Khu trang trại của ông Chiến nằm trên một quả đồi thấp với vườn vải xanh tốt bạt ngàn, tán cây rộng khắp, chắc đã khoảng già chục năm tuổi. Được biết, với gần 3 ha vải thiều mỗi năm cho thu hoạch trên dưới 40 tấn quả. Phía trong giữa vườn vải là khu chuồng nuôi các loài động vật hoang dã: nhím, lợn rừng, tắc kè, dế… Nhưng đối tượng cho thu nhập chính vẫn là từ con nhím - ông Chiến cho biết.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, năm 1998 ông bắt đầu đến với nghề nuôi nhím. Từ 3 cặp nhím giống ban đầu mua ở Viện Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Tây Bắc (Sơn La), đến năm 2009 ông đã nhân đàn phát triển lên đến 40 cặp nhím bố mẹ - trở thành địa chỉ chuyên cung cấp nhím giống, nhím thịt chất lượng và uy tín. Ông Chiến cho biết, nhím là động vật có sức đề kháng tốt, rất ít bị bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản, chi phí thức ăn thấp chỉ mất khoảng 2000-3000 đồng/ngày vì thức ăn chủ yếu là rau, củ, quả các loại… cho ăn sống mà không phải nấu chín. Một nhím mẹ trung bình đẻ từ 1-2 lứa/năm, mỗi lứa từ 1-3 con. Sau khoảng 2-3 tháng tuổi đã được xuất bán, một đôi nhím giống có giá từ 10-11 triệu đồng. Như vậy, nuôi nhím không quá phức tạp, vốn quay vòng nhanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông Chiến cho biết, ông vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, lại được sự tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật của cán bộ khuyến nông nên ông nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và tập tính của loài động vật này. Chuồng nuôi phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và có ánh nắng chiếu vào giúp cho nhím tổng hợp được vitamin D nhằm tăng sức đề kháng cho nhím”.
Vì đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề nên khu nuôi nhím được ông bố trí xây dựng rộng rãi, sạch sẽ và ngăn cách thành từng ô riêng. Nhím thích ở trong hang do đó ở mỗi chuồng nuôi đều có các hầm giả cho nhím trú ẩn, bên ngoài có khoảng sân rộng để cho ăn. Đồng thời, công tác chăm sóc, phòng bệnh và vệ sinh chuồng nuôi sau mỗi ngày được ông chú trọng nên đàn nhím phát triển nhanh, rất ít khi bị dịch bệnh xảy ra-đó là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của ông.
Ngoài ra, ông Chiến còn nuôi thêm các loài động vật hoang dã khác là tắc kè, dế, lợn rừng. Ông xây dựng thành những khu chuồng nuôi riêng rẽ. Năm 2006, ông mua 30 con tắc kè giống về nuôi, chỉ sau 3 năm nuôi ông đã phát triển với số lượng trên 1000 con. Dự tính trong thời gian tới, gia đình ông sẽ đầu tư mở rộng quy mô các loại. Đầu tư lưới sắt quây thả lợn rừng theo hướng chăn thả hoang dã.
Trò chuyện với chúng tôi ông Chiến còn cho biết: ông là 1 trong số gần 100 hội viên của Hội gây nuôi, thuần dưỡng, phát triển động vật hoang dã tỉnh Bắc Giang. Qua sinh hoạt hội là cơ hội giúp cho ông và các hội viên được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau trong chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh. Đồng thời, hội là tổ chức tạo ra sự liên kết trong cung ứng các loại giống bảo đảm chất lượng, uy tín góp phần ngày càng phát triển phong trào chăn nuôi dộng vật hoang dã của huyện Lạng Giang nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.
Related news

Ngày 18/8/2014, công ty Bayer Việt Nam, Nhánh Thuốc Thú y và Thủy sản đã tổ chức chương trình “Cảm ơn Cha Mẹ” tại Sóc Trăng.

Trước thông tin một số hộ nông dân cho rằng mùa thắp đèn thanh long này sẽ gặp khó khăn. Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Thuận khẳng định mọi chính sách về điện đối với bà con trồng thanh long không có gì thay đổi so với năm trước.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, xã Nghĩa Hương vừa được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM tháng 4-2014. Trong năm nay, huyện phấn đấu thêm bốn xã: Sài Sơn, Phượng Cách, Thạch Thán, Phú Cát cán đích. Các xã còn lại đều thuộc nhóm khá đạt từ 9 đến 13 tiêu chí (TC).

Theo ước tính ban đầu của ngành chức năng, đến hết ngày 20/8 trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 1.000 tấn ngao sắp thu hoạch bị chết, thiệt hại về kinh tế lên đến hàng tỷ đồng.

Trên đường cùng chúng tôi đến trang trại của ông Đoàn Quang Ngọc ở khu Tân Lập (phường Phương Đông, TP Uông Bí, Quảng Ninh), anh Lưu Quang Trung, Chủ tịch UBND phường Phương Đông, giới thiệu: Ông Ngọc là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế trang trại, cũng là người tiên phong nuôi lợn rừng thương phẩm tập trung với quy mô lớn nhất, nhì của thành phố.