Hiệu quả từ nuôi gà bằng đệm lót sinh học
Trước đây, ngoài nghề chính là làm ruộng, chị Lành chăn nuôi thêm gà để cải thiện thu nhập. Năm 2013, được tham gia tập huấn phát triển kinh tế gia đình theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại và kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức, chị mở rộng gia trại và đầu tư nuôi gà bằng đệm lót sinh học.
Chung tay
Chị Lành tâm sự: “Mới đầu ý tưởng mở trang trại của tui không được chồng (anh Phan Văn Hào) ủng hộ. Bởi, làm trang trại đồng nghĩa với các loại cây lưu niên, cây ăn quả trong vườn đều phải chặt bỏ để nhường đất cho chăn nuôi. Mặt khác, kinh phí để xây dựng chuồng trại mất gần cả trăm triệu, lấy đâu ra số vốn lớn như thế. Sau khi nghe tôi thuyết phục về lợi ích của nuôi gà bằng đêm lót sinh học cuối cùng anh cũng đồng ý”. Đem sổ đỏ nhà thế chấp vay vốn làm ăn, tất cả tâm huyết anh chị đặt vào trang trại gà.
Sau khi xây dựng chuồng trại, anh Hào ra tận Hà Nội để tìm nguồn giống. Anh cho biết, con giống được phân ra nhiều loại, nhưng muốn gà sinh trưởng tốt, tỷ lệ hao hụt thấp thì phải chọn mua con giống tốt nhất. Với lợi thế vườn rộng ngay lứa đầu tiên anh chị nuôi thả 1.000 con gà kiến. “Trước đây nuôi có vài trăm con mà dịch bệnh chết gần nửa, từ khi nuôi bằng đệm lót sinh học gà tăng trọng nhanh, phát triển đồng đều, nhất là không còn mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của bà con xung quanh”, anh Hào chia sẻ.
Từ khi mở rộng quy mô trang trại anh Hào bỏ hẳn nghề thợ xây để ở nhà tập trung chăn nuôi cùng chị Lành. “Giờ những công việc nặng nhọc, hay việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại… đều do anh Hào đảm nhận”, chị Lành vui vẻ nói.
Yên tâm chăn nuôi
Từ 1.000 con gà nuôi ban đầu, sau một thời gian phát triển đến nay đàn gà của chị Lành đã lên 5.000 con. Sau hai tháng rưỡi nuôi, gà đạt trọng lượng từ 1,5 – 1,7 kg/con. Với giá thị trường là 75 ngàn/kg, mỗi lứa xuất chuồng, trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, chị thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng. Trung bình mỗi năm trang trại chị Lành có thể nuôi 5 lứa.
Chị Lành cho biết, từ khi nuôi gà bằng đệm lót sinh học, tỷ lệ sống của gà luôn đạt 100%. Các bệnh thường gặp ở gà như thương hàn, thối móng, bệnh về đường hô hấp… cũng không còn. Hiện tại, chị đang tiến hành xây thêm một chuồng gà nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thời điểm cận Tết.
Chị Văn Thị Lời, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quảng Phú cho biết: Nhờ phát triển kinh tế chăn nuôi theo hướng trang trại, gia đình chị Lành giờ kinh tế khá giả. Tại địa phương, phát triển kinh tế gia đình bằng các mô hình chăn nuôi là rất phổ biến, nhưng việc áp dụng đệm lót sinh học còn chưa nhiều. Hội cũng đang vận động chị em học hỏi kinh nghiệm thực tế từ mô hình của chị Lành để phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường.
Theo chị Lành, đệm lót sinh học chi phí thấp mà dễ áp dụng. Chế phẩm sinh học Balasa – N01 giá 60 ngàn/1kg, có thể làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30 – 35m2. Đầu tiên rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm sau đó thả gà vào nuôi. Sau 7 - 10 ngày quan sát thấy phân rải khắp nền chuồng thì rắc men. Lấy 1kg men Balasa trộn với 1kg cám gạo ủ trong vòng ba ngày, sau đó chỉ cần rắc đều lên nền chuồng. Mỗi lứa gà nuôi ba tháng chỉ cần dọn chuồng và thay đệm lót một lần.
Related news
Hiện mỗi ngày anh Pho xuất bán ra chợ khoảng 300kg giá đỗ, với giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng. Mỗi bi cho ra thành phẩm từ 30 – 35kg, chi phí đầu tư gần 150.000 đồng/bi, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch gần 6 ngày.
Tại cuộc họp Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương diễn ra sáng nay, thống kê từ các tỉnh cho thấy, chưa ghi nhận thiệt hại về người, gần 1 nghìn ha lúa mùa gẫy đổ, một số tỉnh, thành xảy ra ngập úng trên diện rộng, một số tàu thuyền lồng bè nuôi trồng thủy sản thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ vào bờ.
Tổng hợp nhanh từ các địa phương, đến 11.9, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc lúa đã trỗ được 850.000/985.000ha gieo cấy, diện tích còn lại sẽ trỗ kết thúc trước 20.9, nhiều diện tích mùa sớm đã và đang thu hoạch.
Ngày 16-9, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Công trình xây dựng Trung tâm giống vật nuôi ở huyện Cẩm Khê và làm việc với Trung tâm giống Vật nuôi, Chi cục Thủy sản về tình hình sản xuất, cung ứng giống gia súc, gia cầm, thủy sản.
Họ rong ruổi theo bầy vịt từ chân ruộng cạn đến xứ đồng sâu. Đêm, họ lại ngủ ngoài đồng để xua đuổi bầy chó hoang và phòng ngừa kẻ gian trộm vịt. Nhưng điều lo lắng nhất với họ là dịch bệnh khiến cho vịt chết hàng loạt, mất trắng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.