Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông

Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông
Publish date: Sunday. July 28th, 2013

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi… nếu không có gì thay đổi vào giờ này sang năm em sẽ thu về không dưới trăm triệu. Thấy tôi mắt tròn, mắt dẹt chưa hiểu, anh giải thích thêm:

Nuôi, thả cá bây giờ không còn cổ điển như ngày xưa, cá giống mua tạp nham chỉ cắt cỏ, lấy giống cho cá ăn, cả năm con cá lớn được mấy lạng, thay vào đó là cách nuôi hiện đại, cá giống được chọn lựa kỹ, khi nuôi cho ăn bằng cám công nghiệp, phòng trị bệnh kịp thời nên cá lớn nhanh lắm; một năm cá mè , trắm đạt trên một kg, còn cá chép xấp xỉ một kg, năng suất có thể đạt 2-3 tấn cá một ha.

Đây là một hướng làm ăn nhiều năm nay Tam Nông đang phát triển rộng, mang lại hiệu quả cho người dân nhiều xã của huyện Tam Nông. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phan Mạnh Tài, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT của Tam Nông cho biết: Do đặc điểm huyện có ba dòng sông bao bọc, địa hình ở thế ngoài sông, trong đồng, nên nằm trong tình trạng gieo cấy “chiêm khê, mùa thối”.

Khi có chủ trương đưa thủy sản thành ngành kinh tế trọng điểm thì hơn 1.000 ha ruộng trũng, ao đầm  lại là lợi thế. Trước đây nhiều hộ nông dân có ruộng cũng muốn đầu tư nhưng do khả năng hạn chế, quy mô nhỏ, cộng với chưa có chính sách khuyến khích nên nuôi thả không đạt nay dồn đổi để cho hộ, nhóm hộ tập trung xây dựng bờ vùng, bờ thửa, ngăn thành ô chuyên nuôi thả phát triển rất mạnh.

Quán triệt chủ trương của tỉnh, nhiều năm nay, huyện đã chỉ đạo các xã tích cực chuyển ruộng trũng, đầm sang nuôi thả cá theo mô hình chuyên canh cá hoặc "một cá, một lúa", tận dụng chương trình nông nghiệp trọng điểm để xây dựng hạ tầng, ứng dụng kỹ thuật phát triển thủy sản.

Với cách làm này, hộ có ruộng trũng dồn đổi cho hộ có điều kiện sản xuất theo hình thức thuê khoán hiệu quả hơn mà người chăn nuôi có điều kiện tập trung chuyên canh sản xuất thủy sản. Hiện nay ở những vùng có nhiều ao đầm như Thanh Uyên, Văn Lương, Hùng Đô, Dị Nậu, Thọ Văn, Cổ Tiết, Hương Nộn… đã hình thành những hộ, nhóm hộ nhận thầu ao hồ, đầm, dồn đổi ruộng trũng để nuôi , thả cá quy mô từ vài ba đến vài chục ha.

Quy mô lớn nên các hộ chuyển dần từ nuôi thả quảng canh sang đầu tư, thâm canh. Trong hệ thống sản xuất có ao chuyên gột cá con, nuôi cá giống qua đông, ao để nuôi cá thịt theo thế liên hoàn vừa có cá truyền thống để bán, vừa có cá lưu giữ nuôi cá cao cấp nhiều năm thành cá hàng hóa giá chất lượng cao.

Nhiều hộ còn kết hợp chăn nuôi, trồng cây, làm trang trại theo mô hình VAC, tận dụng đất trũng sản xuất lúa tái sinh rất hiệu quả. Hiện nay Tam Nông đã có khoảng 1.150 ha chuyên nuôi, trồng thủy sản, trong đó có khoảng 800 ha chuyên nuôi, còn lại là kết hợp "một lúa, một cá". 

Cùng với mở rộng quy mô, hàng năm huyện đã tranh thủ, liên hệ với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, trung ương giúp người dân tiếp cận với kiến thức KHKT, đầu tư thâm canh, phòng trị bệnh, đặc biệt đưa thêm một số kỹ thuật mới vào sản xuất giúp người sản xuất giảm bớt rủi ro. Đặc biệt, gần đây huyện cùng với Chi cục thủy sản thử nghiệm mô hình nuôi cá lồng quy mô lớn để nuôi cá lăng chấm, trắm đen, rô phi đơn tính…tăng giá trị , hiệu quả nuôi cá lên cao.

Nhờ phát triển mạnh thủy sản nên hiện nay Tam Nông là một địa bàn có nguồn cá, tôm dồi dào không chỉ thỏa mãn nhu cầu tại chỗ mà còn đưa ra thị trường trong và ngoài tỉnh khối lượng lớn. Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm sản lượng thủy sản trên địa bàn đạt khoảng trên 2.500 tấn, trong đó có 30 % là cá, tôm cao cấp. Quanh năm tại các chợ trên địa bàn lúc nào lượng cá bán cũng dồi dào, giá cả hợp lý. Vào buổi sáng sớm nhiều người đưa cá đến chợ đầu mối Lâm Thao để chuyển đến nhiều thị trường ở Việt Trì, Hà Nội…

Cũng nhờ phát triển thủy sản nhiều hộ nông dân đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu. Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của xã, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hương Nộn cho biết : Xã có khoảng 10% hộ giàu, trừ số ít các hộ làm dịch vụ, còn lại hầu hết là làm nghề VAC. Còn tại các xã Hùng Đô, Văn Lương, Thanh Uyên, Di Nậu, Thọ Văn… hầu hết hộ có “bát ăn, bát để” đều xuất phát từ chăn nuôi thủy sản.


Related news

Nông Dân Xã Bình Nhì (Gò Công Tây) Thiệt Hại Vì Trồng Giống Ớt Mới Nông Dân Xã Bình Nhì (Gò Công Tây) Thiệt Hại Vì Trồng Giống Ớt Mới

Những ngày qua, 14 hộ nông dân ở ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây đang “khóc dở” vì đã trồng giống ớt mới có tên là Hồng Hạc 2 của Công ty TNHH Giống cây trồng Long Hoàng Gia, địa chỉ 922/8 Cách mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Tuesday. October 14th, 2014
“Chật Chội” Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển “Chật Chội” Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Tuesday. October 14th, 2014
Thanh Long, Chôm Chôm... “Dè Dặt” Vào Mỹ Thanh Long, Chôm Chôm... “Dè Dặt” Vào Mỹ

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Tuesday. October 14th, 2014
Nông Dân Vượt Khó Làm Giàu Nông Dân Vượt Khó Làm Giàu

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

Tuesday. October 14th, 2014
Mừng Nhưng Chưa Hết Lo Mừng Nhưng Chưa Hết Lo

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Tuesday. October 14th, 2014