Hiệu quả từ mô hình trồng rau trong nhà kính
Với nhiều ưu điểm như hạn chế sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, thời tiết hoặc sâu bệnh gây hại,… tăng năng suất gấp 3 lần đến 4 lần so với ngoài trời theo phương thức truyền thống . Làm nhà kính để trồng rau sạch, là những mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao hiện đang được nhiều hộ gia đình áp dụng. Mô hình trồng rau trong nhà kính của gia đình chị Nguyễn Thị Duyên xã Trọng Quan huyện Đông Hưng là một ví dụ.
Được Sở Khoa học công nghệ Thái Bình chuyển giao khoa học kỹ thuật rồi Hội Liên hiệp phụ nữ xã hỗ trợ vay vốn, năm 2014 gia đình chị Nguyễn Thị Duyên xã Trọng Quan huyện Đông Hưng đầu tư 200 triệu đồng làm nhà kính trồng rau sạch trên vùng đất chuyên màu.
Chia sẻ về lý do xây dựng mô hình trồng rau trong nhà kính Chị Duyên cho biêt: “Hiện nay vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nơi trồng màu còn chưa tuân thủ đúng kỹ thuật nên sản phẩm thì nhiều nhưng sản phẩm sạch ít, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó đã bàn với gia đình chuyển đổi ruộng của bà con trong xã, làm nhà kính trồng rau sạch vừa phục vụ gia đình và bán cho bà con trong xã ngoài làng”
Vừa học, vừa làm... mỗi năm chị Duyên trồng từ 3-4 vụ, ngoài trồng rau, chị Duyên còn trồng hoa vào mỗi dịp Tết và trồng dưa vàng. Với hệ thống tưới phun sương, nước tưới, luôn được kiểm soát, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và được điều chỉnh một cách độc lập trong từng khu vực nên rau lúc nào cũng xanh tốt và cho kết quả như mong đợi. Chị Duyên cho biết thêm: “Lúc đầu làm cũng gặp một số khó khăn; năm đầu tiên phải đi giới thiệu sản phẩm còn đến năm thứ 2 tiêu thụ dễ dàng hơn và mở rộng được mô hình. Đến nay, tôi đã kiểm soát được những sản phẩm đầu ra, năng suất cao hơn và thị trường tiêu thụ ổn định”
Không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà với thu nhập từ từ 50-60 triệu đồng/ vụ, sau gần 4 năm làm mô hình chị Duyên đã trả được số vốn vay và đầu tư làm thêm một mô hình trồng rau trong nhà kính. Từ mô hình này mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững ở Trọng Quan.
Nhận xét về mô hình trồng rau trong nhà kính của chị Duyên, bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Hội LHPN xã Trọng Quan huyện Đông Hưng đánh giá: “Đây là một mô hình mới, có hiệu quả. Hội Liên hiệp phụ nữ xã tiếp tục tuyên truyền triển khai tới toàn thể hội viên đồng thời tạo điều kiện để chị em tiếp cận được nguồn vốn phát triển sản xuất”
Xây dựng nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững và đưa nông sản chất lượng cao đến tay người tiêu dùng là vấn đề luôn được quan tâm. Học hỏi và áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như Chị Nguyễn Thị Duyên và nhiều người phụ nữ khác trên các địa phương trong tỉnh đang hình thành những mô hình sản xuất hiện đại, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, bởi chỉ có ứng dụng KHKT sản xuất mới hướng tới nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng.
Related news
Tỉnh Bạc Liêu hiện có đàn gia cầm hơn 2 triệu con, trong đó phần lớn gia cầm vừa được tái đàn, có khoảng 80% tổng đàn đã được tiêm phòng
sự tác động biến đổi khí hậu làm thời tiết trở nên khắc nghiệt, thiên tai xảy ra thường xuyên, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi
Nông nghiệp công nghệ cao sắp trở thành lĩnh vực “nóng” về thu hút vốn đầu tư trong năm 2017, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp
Trái với công bố rầm rộ trước đó, các loại rau an toàn có tem truy xuất nguồn gốc của CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) vẫn chưa xuất hiện trên thị trường
Phần lớn diện tích mía tại khu vực miền Trung vẫn chưa thể thu hoạch do thời tiết thất thường, khiến nông dân trồng mía và các nhà máy đường đứng ngồi không yên