Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Hiệu Quả Từ Chương Trình Cải Tạo Đàn Bò Ở Bắc Giang

Hiệu Quả Từ Chương Trình Cải Tạo Đàn Bò Ở Bắc Giang
Publish date: Tuesday. July 23rd, 2013

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi có điều kiện khí hậu thời tiết ôn hòa, nguồn thức ăn dồi dào… phù hợp cho phát triển chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là phát triển chăn nuôi bò theo quy mô trang trại, gia trại.

Hàng chục năm nay nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã nhận thấy tiềm năng do thiên nhiên ưu đãi để phát triển chăn nuôi bò. Nhưng người dân chỉ chăn nuôi theo kinh nghiệm, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, mỗi gia đình nuôi một vài con và hầu hết là giống bò cỏ của địa phương nên giá trị kinh tế thấp.

Từ năm 2001 thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò, bằng nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông –Khuyến ngư Bắc Giang đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò ở địa phương và áp dụng tiến bộ khoa học vào sinh sản, giúp người dân chủ động cải tạo được giống, từng bước nâng cao chất lượng trong chăn nuôi, mở ra hướng chăn nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Mỗi năm, Trung tâm đã cấp phát được khoảng 10.000 liều tinh cọng rạ cho dẫn tinh viên phối giống cho bò cái. Tỷ lệ bò cái có chửa mỗi năm đạt khoảng 70-75%, đặc biệt bằng cách thụ tinh nhân tạo có con đã đẻ sinh đôi như con bò của gia đình anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Long Trì xã Tân An huyện Yên Dũng. Bê con sinh ra có trọng lượng mỗi con từ 20-25 kg/con và đến nay vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bên cạnh việc cải tạo đàn bò bằng cách thụ tinh nhân tạo, cũng từ nguồn kinh phí trên năm 2009, Trung tâm đã mua 23 con bò đực giống lai Sind tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ công nghệ chăn nuôi Thái Sinh và hỗ trợ cho 23 hộ nông dân của 5 huyện trong tỉnh. Mỗi con bò đực giống có giá khoảng 20 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 60% đối với vùng đặc biệt khó khăn và hỗ trợ 30% đối với vùng trung du còn lại là hộ nông dân đóng góp.

Hộ được nhận hỗ trợ có trách nhiệm chăm sóc bò đực giống đến khi đạt tiêu chuẩn ngoài việc phối giống cho đàn bò của gia đình thì còn phối giống cho đàn bò của những hộ chăn nuôi khác. Năm 2010 theo kế hoạch Trung tâm sẽ triển khai mô hình với số lượng 30 con cho 30 hộ dân của 7 huyện nhằm từng bước tăng về số lượng và chất lượng đàn bò.

Trong những năm qua, Trung tâm đã đào tạo được đội ngũ dẫn tinh viên để thực hiện chương trình cải tạo đàn bò. Hiện nay toàn tỉnh có 45 dẫn tinh viên đang thực hiện rất tốt  công tác thụ tinh nhân tạo. Điển hình như anh Đào Văn Luân, Bùi Văn Thức ở Tân Yên và anh Tống Văn Tâm ở xã Song Mai- thành phố Bắc Giang, mỗi năm phối được từ 500- 700 liều tinh phối giống cho bò cái, tỷ lệ phối giống đạt khá cao.

Hàng năm Trạm Khuyến nông các huyện mở lớp tập huấn cho người chăn nuôi biết cách nhận biết một số giống bò lai, phát hiện bò động dục, chăm sóc bò có chửa và bê sơ sinh đến trưởng thành và hướng dẫn cách tính toán hiệu quả kinh tế khi chăn nuôi bò lai và hướng phát triển đàn bò.

Đồng thời cán bộ khuyến nông thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh để đảm bảo con giống phát triển theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn. Do vậy số bê lai sau khi sinh đều có trọng lượng đạt từ 20-25kg/con, nặng hơn bê cỏ từ 5-7kg/con, đồng thời nuôi nhanh lớn hơn bê cỏ, trong thời gian sáu tháng có trọng lượng từ 80-100 kg bằng giống bê cỏ nuôi trong gần một năm.

Trong những năm qua nhiều hộ chăn nuôi ở Bắc Giang đã tăng số lượng đàn bò và mở rộng quy mô chăn nuôi như gia đình anh Nguyễn Văn Luân ở thôn Hoàng An, xã Hoàng Lương huyện Hiệp Hòa được hỗ trợ mua một con bò đực giống lai Sind. Kết quả qua hơn hai năm đã có hàng trăm con bò cái được phối giống, bê con sinh ra đều to khỏe hơn bê bình thường. Anh nói:”Trước kia gia đình anh chủ yếu là nuôi giống bê cỏ nên số bê sinh ra có trọng lượng nhỏ, chỉ nuôi được một thời gian là bán nên giá trị kinh tế thấp”.

Việc triển khai cải tạo đàn bò không chỉ tăng tổng đàn mà chất lượng đàn bò của tỉnh Bắc Giang cũng ngày càng được nâng cao với tỷ lệ bò zêbu hiện chiếm tỷ lệ 47% tổng đàn bò hơn 154.000 con của tỉnh. Trong đó, các địa phương có tỷ lệ bò zêbu hoá cao là Lạng Giang đạt 59%, Yên Dũng 53%, Tân Yên 50% tổng đàn bò của mỗi huyện.

Trong điều kiện ngành chăn nuôi đang gặp một số khó khăn như dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn, dịch cúm gia cầm trên đàn gia cầm, thủy cầm, việc ngành nông nghiệp Bắc Giang xác định bò là một trong những con chủ lực để phát triển chăn nuôi hàng hoá và đang chú trọng cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò là hướng đi đúng, góp phần giúp người dân nắm vững phương pháp chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng chăn nuôi mà còn tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.


Related news

Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000 con).

Thursday. January 6th, 2011
Bò Sữa Cần Loại Thức Ăn Nào? Bò Sữa Cần Loại Thức Ăn Nào?

Tôi ở phường Phú Thủy-TP Phan Thiết nhưng tôi có trang trại bò ở khu vực Gia Bát-Di Linh-Lâm Đồng. Nhà tôi vừa mua hai con bò sữa nhưng tôi chưa biết những loại thức ăn nào dùng cho bò sữa, có khác với bò thường nuôi không? Xin báo NNVN cho biết các loại thức ăn bò sữa ăn được có hiệu quả, để gia đình tôi và nhiều hộ khác ở đây áp dụng.

Monday. December 12th, 2011
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là yếu tố chính quyết định tới năng suất sữa.

Wednesday. January 5th, 2011
Phương Pháp Lai Tạo Giống Bò Sữa Phương Pháp Lai Tạo Giống Bò Sữa

Tinh viên hay còn gọi là tinh đông viên được SX từ tinh dịch của bò đực giống. Sau khi pha loãng trong môi trường, người ta làm đông lạnh để bảo quản. Loại tinh đông viên có giá thành rẻ, dễ SX, dễ bảo quản. Dụng cụ dùng để phối tinh đơn giản và rẻ tiền. Tuy vậy ở dạng tinh đông viên có nhược điểm: Trong quá trình thao tác dễ nhiễm bẩn và không ghi lại được số liệu của con đực giống trên viên tinh từ đó khó khăn cho công tác quản lý giống. ở nước ta đã SX thành công tinh đông viên ở Trung tâm Moncada bao gồm các giống bò Redsindhi, Brahman, Saliwal chủ yếu phục vụ cho chương trình sinh hoá đàn bò để cải tạo đàn bò vùng địa phương như ở Hàm Thuận Bắc đã thực hiện.

Sunday. December 11th, 2011
Kỹ Thuật Phát Hiện Động Dục Ở Bò Cái Kỹ Thuật Phát Hiện Động Dục Ở Bò Cái

Bò cái dễ bị kích thích, không ở yên, hay đi lại, có xu hướng đến gần người và người dễ đến gần; mắt tinh và sáng hơn thường lệ; bò tỏ ra bồn chồn ngơ ngác.

Thursday. May 17th, 2012