Hiệu quả từ các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị
Những năm qua, Tỉnh Quảng Trị đã có những chính sách khuyến khích, hổ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn, ba giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao (CNC) nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro về môi trường và dịch bệnh.
Hiện nay, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao hai giai đoạn, ba giai đoạn đang được người nuôi tôm trên địa bàn huyện Vĩnh Linh quan tâm đầu tư. Năm 2023 huyện Vĩnh Linh triển khai trên 300 ha nuôi tôm, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh, môi trường ô nhiểm đã làm ảnh hưởng trên 254 ha, có những nơi dịch bệnh xảy ra trên 80-90% gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Tuy nhiên đối với các mô hình nuôi hai, ba giai đoạn (gọi chung là các mô hình công nghệ cao) cho thấy được hiệu quả rỏ rệt, tỷ lệ thành công trên 80%.
Điển hình là hộ nuôi tôm bà Cao Thị Thúy thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh. Được sự hỗ trợ, quan tâm chỉ đạo của Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Trị về xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn với quy mô 1 ha trong đó diện tích ao nuôi và ao ương 0,3 ha, phần còn lại là diện tích ao lắng và ao chứa. Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, chị Thúy đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn nuôi theo hai giai đoạn.
Đối với giai đoạn ương, thả với mật độ 500 con/ m2 sau 45 ngày tôm đạt kích cỡ 165 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 85%, sau đó tôm được san qua giai đoạn hai với mật độ giảm xuống 160 con/m2. Với hình thức nuôi này, sau 90 ngày nuôi kích cỡ tôm đạt38 con/kg thì nuôi tiến hành thu tỉa để giảm mật độ cũng như đảm bảo về mặt kinh tế, sau khi thu tỉa xong hộ tiếp tục nuôi đến kích cỡ tôm đạt 26 con/kg với thời gian nuôi 115 ngày thì thu hoạch toàn bộ. Với mô hình này năng suất đạt 30 tấn/ha (tính theo diện tích nuôi), lợi nhuận mô hình mang lại trên 700 triệu đồng.
Chị Thúy cho biết, với việc ứng dụng nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn này không lo thất bại vì nguồn nước nuôi được xử lý rất kỹ ở hệ thống ao lắng. Nuôi tôm trong ao nổi giúp người nuôi kiểm soát được nguồn thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa, chủ động môi trường nước, không sử dụng kháng sinh, giảm lượng chất thải xả ra môi trường… quan trọng nhất là giảm tỉ lệ hao hụt đầu con, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro mầm bệnh từ nguồn nước cấp.
Vụ xuân hè năm 2023, vùng nuôi tôm tập trung của HTX Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm đã triển khai 23 ha, trong đó có 10 ha ứng dụng công nghệ cao nuôi hai giai đoạn, ba giai đoạn, các ao nuôi đều có hệ thống mái che. Đây đang là lựa chọn phù hợp, khắc phục được các yếu tố bất lợi về khí hậu, môi trường nước. Cùng với thực hiện các chính sách đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng nuôi là những điều kiện quan trọng để nhân rộng, phát triển nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao.
Theo các hộ nuôi tôm công nghệ cao, trung bình, đầu tư một ao nổi có mái che diện tích 800-1.000 m2, chi phí từ 300 triệu đến 400 triệu đồng tùy vật liệu sử dụng. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao sử dụng hệ thống ao lắng với diện tích lớn. Với khu nuôi 1ha thì 0,3 ha làm ao nuôi có mái che và cần sử dụng tới 0,7 ha ao lắng, nên nguồn nước cung cấp bảo đảm an toàn, kiểm soát dịch bệnh tốt. Hệ thống mái che giúp điều hòa được nhiệt độ, đặc biệt là vào mùa hè, những lúc thời tiết oi bức.
Ông Hoàng Đức Huấn tổ trưởng tổ nuôi tôm HTX Quảng Xá cho biết “trong 2 năm qua, nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao ở địa phương phát triển mạnh, riêng sản lượng 6 tháng đầu năm 2023 của HTX đạt 70 tấn, doanh thu trên 13,5 tỷ , trung bình các hộ nuôi công nghệ cao lợi nhuận mang lại trên 45%”.Theo ông Phan Văn Phương phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết “những năm gần đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai xây dựng, khuyến khích bà con nông dân phát triển nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo quy trình 2-3 giai đoạn, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tải áp lực lên môi trường, hạn chế dịch bệnh đồng thời hình thành liên kết bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên để thực hiện được các mô hình nuôi theo hướng công nghệ cao đòi hỏi diện tích khu nuôi đủ lớn, kinh phí đầu tư ban đầu cao, cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống mương cấp, thải…được đảm bảo.Chính vì vậy, không phải ai cũng có điều kiện để đầu tư mô hình này do đó cần phải có sự chung tay củacác cấp ban ngành, các doanh nghiệp…cùng tham gia hổ trợ”.
Việc phát triển nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản. Với các hình thức nuôi này đã làm thay đổi tập quán nuôi tôm truyền thống của người dân. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc thực hiện Kế hoạch theo nghị quyết Đảng bộ lần thứ XVII. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi…là những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất, giá trị cho các vùng nuôi. Đây là gải pháp để phát triển hiệu quả, bền vững sản phẩm chủ lực trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Related news
Là sản phẩm chủ yếu của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thời điểm này, các loại thủy sản như tôm cua đều đồng loạt tăng giá.
Do tác động của biến đổi khí hậu nên việc nuôi trồng thủy sản của nông dân gặp nhiều khó khăn, gây tác động xấu đến sức khỏe tôm nuôi.
Ngày nay, bạt HDPE dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục, công trình khác nhau.