Hiệu quả sử dụng chế phẩm AH N08 cho vườn cam
Từ nhiều năm nay, cây cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp cho người dân các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc đẩy mạnh phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục đã khiến cho nhiều vườn cam bị khô cằn. Thời gian cam ra hoa lại gặp mưa. Một số vườn cam cũng đã xuất hiện bệnh vàng lá, gân xanh. Những yếu tố này được cảnh báo là sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cam.
Do thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, cộng thêm giá cả ổn định, nên những năm gần đây diện tích cam ở Hà Tĩnh không ngừng tăng lên. Hiện tổng diện tích trồng cam toàn tỉnh là 6.700 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và Can Lộc. Trước sự phát triển mạnh của phong trào, đã có không ít nông hộ phá bỏ các loại cây trồng khác để chuyển đổi sang trồng cam mà không cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn.
Diện tích tăng ồ ạt, chưa nắm chắc khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, dẫn đến việc canh tác thiếu bền vững và hậu quả là không ít vườn cam chỉ trong một thời gian gian ngắn đã bị thoái hóa, không phát triển được. Ông Nguyễn Trí Hà Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt& BVTV cho rằng." Trong một thời gian dài hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng suất cao chứ không quan tâm đến sự phát triển bền vững của vườn cam.
Việc sử dụng phân bón hóa học với liều lượng khá cao và liên tục trong nhiều năm đã làm cho môi trường đất bị hủy hoại, cấu tạo đất bị phá vỡ, đất trở nên chua, chai cứng, các vi sinh vật có ích không có điều kiện tồn tại, nên giảm nhanh về số lượng, từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại trong đất phát triển với mật độ ngày càng cao."
Cam chanh Khe Mây là một loại cam ngon nổi tiếng đã có thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên trồng cam trên vùng đất dốc ở nơi đây gặp một số khó khăn nhất định như thiếu nước tưới và dinh dưỡng đất thấp. Trong thời gian vừa qua, thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục nên rất nhiều vườn cam bị khô cằn, cháy lá, quả bị bắt nắng gây ra hiện tượng rụng quả và mẫu mã quả xấu. Đặc biệt ở một số vườn đã xuất hiện bệnh vàng lá, gân xanh.
Thời gian qua nắng nóng kéo dài, đã khiến cho một số diện tích cam bị cằn, lão hóa. Sau khi được tư vấn từ các chuyên gia, ông Đinh Văn Nhâm Nhâm đã áp dụng một số biện pháp chăm sóc kịp thời giúp cải tạo vườn cam phát triển tốt. Trong đó ông sử dụng chế phẩm sinh học AH N08 để tưới và phun cho cam nên đến thời điểm này vườn cam cảu gia đình ôngphát triển an toàn.
Còn gia đình ông Đoàn Quốc Hoài ở xóm 1 xã Hương Thọ huyện Vũ Quang có 400 gốc cam chanh đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, sau gần 4 năm, 100 gốc cam nhiễm bệnh và phát triển kém cho năng suất thấp và chất lượng quả không ngon. Đầu năm 2019 gia đình ông được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn sử dụng chế phẩm AH N08 của công ty cổ phần Thanh Hà để sử dụng.
Tuy nhiên bước đầu nhiều người tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của phân bón sinh học. Nhưng đến cuối tháng 6 khi thời tiết nắng nóng kéo dài, vườn cam bị khô hạn nặng, một số diện tích không sử dụng phân sinh học đã bắt đầu héo và quả bị cháy nắng không phát triển. Nhưng những gốc cam được sử dụng phân bón sinh học AH N08 đều cho trái to, vỏ mỏng, sáng bóng, quả cho nhiều nước.
Việc sử dụng dinh dưỡng bằng chế phẩm sinh học đã giúp cây hấp thu nhanh, tăng sức đề kháng cho cây, từ đó cây cam ít bị sâu bệnh hại, đặc biệt bệnh vàng lá, tuyến trùng hại rễ. Cây cam phát triển khỏe đồng nghĩa với việc người trồng đã giảm được một khoản tiền khá lớn để mua thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2019, được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Thanh Hà, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với công ty VITAD trình diễn sử dụng phân bón sinh học AH N08 lên một số vườn cam của các huyện Hương Khê, Vũ Quang và Can Lộc. Quá trình triển khai đến nay đã có kết quả nhất định. Các vườn cam được phun AH N08 phục hồi rất nhanh và chống hạn tốt, cho quả đều to, cây ít sâu bệnh.
Được biết đây là những chế phẩm có thành phần nguyên liệu là các hợp chất sinh học, được chiết tách từ cây dược liệu thiên nhiên, giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cây trồng và không cần dùng thuốc hóa học, giúp cây trồng dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng và giữ cân bằng năng lượng sinh học. Chế phẩm AH N08 có tác dụng cải tạo đất, chống nám và rụng quả, hạn chế rong rêu trên thân, giúp cây không bị cháy lá.
Ngoài ra chế phẩm còn phù hợp để phục hồi cho những cây bị suy kiệt, cằn cổi do thời tiết bị khô hạn, cây lạm dụng nhiều phân bón hóa học hoặc những vườn cam đã trồng lâu năm đến kỳ thoái hóa. Bên cạnh đó chế phẩm cũng an toàn cho người sử dụng và cây trồng, tiết kiệm từ 20-40% phân vô cơ, giảm số lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu sử dụng chế phẩm một cách khoa học sẽ giúp cho cây phát triển tốt cho nhiều quả, quả to làm tăng chất lượng nông sản, hướng tới nền nông nghiệp sạch.
Có thể nói: mối liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nông được coi là then chốt để có thể thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa hiện đại. Bà con không chỉ tiếp cận được các sản phẩm tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất mà còn được định hướng về mặt canh tác, cũng như hướng tới lâu dài trong việc tiêu thụ sản phẩm sạch.
Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho nghề trồng cam, nhất là trong bối cảnh phong trào sản xuất đang phát triển mạnh, nhiều nơi không theo quy trình, điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đe dọa năng suất chất lượng sản phẩm cũng như tốc độ suy thoái cam.
Related news
Nắng hạn kéo dài khiến người trồng keo ở Quảng Ngãi lâm cảnh điêu đứng. Hàng trăm ha rừng keo héo úa rồi chết hàng loạt, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cho biết, cho đến nay bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp và tiếp tục phát sinh thêm.
Vùng nguyên liệu giảm, hiệu quả kinh tế thấp, người dân không mặn mà với cây mía… là những rào cản lớn cho sự phát triển của ngành mía đường tỉnh Tuyên Quang.