Home / Tin tức / Tin thủy sản

Hiệu quả nuôi cá nheo Mỹ

Hiệu quả nuôi cá nheo Mỹ
Author: Hoằng Hằng
Publish date: Friday. March 1st, 2019

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm” tại xã Đông Hưng, TP Thanh Hóa với quy mô 0,68ha, 6.800 con, mật độ thả 1 con/m2, 4 hộ tham gia, thực hiện trong thời gian 8 tháng.

Cá nheo Mỹ là loài cá bản địa của Châu Mỹ, được du nhập vào miền Bắc Việt Nam từ năm 2010. Đây là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá thơm ngon, bổ dưỡng, nhiều khoáng chất can-xi, phốt pho, sắt, vitamin. Đặc biệt, cá nheo Mỹ có thể chủ động sản xuất giống và nuôi dưới nhiều hình thức như nuôi ghép, nuôi thâm canh, nuôi lồng hay nuôi ở hệ thống nước chảy... Bên cạnh đó cá có khả năng thích nghi và chịu đựng ở môi trường khắc nghiệt. Là loài cá nước ngọt nhưng vẫn sống ở môi trường nước lợ, nơi có độ mặn thấp, cá bắt mồi, sinh trưởng và kháng bệnh tốt.

Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% giống cá nheo Mỹ khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng chủng loại, kích cỡ đồng đều, không dị tật, không mang mầm bệnh... và 30% thức ăn công nghiệp. Các hộ cũng được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết, nhân rộng mô hình và thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

Sau thời gian nuôi 8 tháng cho thấy, tỷ lệ cá sống đạt 82%, trọng lượng trung bình khi thu hoạch 1.200gr/con, trong đó hộ anh Đinh Việt Cường đạt trọng lượng cao nhất 1.400gr/con; sản lượng đạt trên 6.700kg,  năng suất đạt 9,94 tấn/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí cho thu từ  140 -  145 triệu/ha, tăng gấp 3 lần so với nuôi các đối tượng nuôi truyền thống khác.

Đặc biệt hơn, mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm dùng thức ăn công nghiệp đã hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không những thế, khi tham gia mô hình các hộ đã liên kết với nhau trong sản xuất, liên kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào (giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh...) và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân.

Đây là mô hình có thể nhân rộng đến các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có diện tích ao nuôi nhỏ, ao nước chảy...


Related news

Những định hướng quan trọng của ngành tôm 2019 Những định hướng quan trọng của ngành tôm 2019

Con tôm vẫn giữ vững vị trí đầu bảng trong thành tích chung của toàn ngành thủy sản. Năm 2019, vẫn rất nhiều triển vọng để ngành tôm khai thác.

Monday. February 25th, 2019
Tiền đề vững chắc cho phát triển thủy sản Tiền đề vững chắc cho phát triển thủy sản

Ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này lâu nay vẫn luôn được coi là giải pháp then chốt tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động

Tuesday. February 26th, 2019
Nhiều lợi thế từ mô hình tôm càng xanh - lúa Nhiều lợi thế từ mô hình tôm càng xanh - lúa

Mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa được đánh giá là hình thức canh tác thông minh tại ĐBSCL, đem lại lợi nhuận cả trăm triệu đồng/ha/vụ.

Wednesday. February 27th, 2019