Hệ Thống Phun Nước Tự Động, Tiết Kiệm

Hệ thống tưới gồm máy bơm và các đầu tưới phục vụ cho tất cả các loại cây trồng chi phí hợp lý và hiệu quả cao
Các tỉnh Tây Nguyên đang phải đối mặt với đại hạn mặc dù mới bước vào mùa khô. Trong khi đó, tại Bình Định, Đồng Nai, nhiều nhà vườn đang áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm, có thể tiết kiệm tới 70% lượng nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống. Đây có thể xem là một gợi ý cho Tây Nguyên
Mô hình sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt (HTTNG) cho cây rau măng tây được Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bình Phước xây dựng, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội.
Anh Nguyễn Văn Tiến, ngụ tổ 3, ấp Đồng Búa, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cho biết HTTNG có nhiều ưu điểm hơn với hệ thống tưới phun mưa như tiết kiệm được 2/3 lượng nước tưới; vận hành dễ dàng, chỉ cần đóng nguồn điện cho máy bơm nước hoạt động và căn đến giờ thì tắt máy. Mấy năm trước, khi sử dụng hệ thống tưới phun mưa, anh phải mất 7 - 8 giờ/ngày (tưới 2 lần/ngày) để tưới cho 3 sào măng tây xanh, nhưng với HTTNG chỉ tưới 3 giờ/lần/ngày là tưới đủ nước.
Kỹ sư Đỗ Văn Quảng, Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cho biết, HTTNG là phương pháp cung cấp nước vào vùng rễ cây hoạt động theo đúng yêu cầu nước của cây trồng. Phương pháp này tiết kiệm lượng nước tưới (từ 50 - 70% so với cách tưới truyền thống), tiết kiệm điện năng tiêu thụ, công chăm sóc; giảm xói mòn và rửa trôi đất và chất dinh dưỡng… làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai khuyến khích các nhà vườn sử dụng rộng rãi hệ thống tưới nước tiết kiệm (TNTK) vừa có hiệu quả chống hạn trong mùa khô, vừa tăng năng suất và chất lượng cho cây ăn trái và cây lâu năm như: Tiêu, xoài, bưởi, cà phê, sầu riêng...
Theo tính toán của các nhà vườn áp dụng kỹ thuật này, đầu tư cho hệ thống TNTK và bón phân qua đường ống tốn khoảng từ 20 - 35 triệu đồng/ha tùy chất liệu của bồn đựng nước, đường ống dẫn nước và mật độ cây trồng. Kỹ thuật này có thể duy trì cho việc tưới nước trên 5 năm, trong khi chỉ cần các nhà vườn thu hoạch trúng 1 năm/ha cây trồng đã có thể bù đắp được chi phí lắp đặt.
Theo nhiều nhà vườn ở các huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, nơi có nhiều diện tích trồng cây ăn quả bị khô hạn trong 6 tháng mùa khô, lượng nước tưới qua hệ thống nói trên giảm được hơn 50% lượng nước tưới so với cách tưới tràn trước đây và mỗi ha cây ăn quả tiết kiệm được khoảng 2,5 triệu đồng so với cách tưới tràn lấy nước từ giếng khoan lên
Related news

Hệ thống cung cấp ô xy bổ sung được thiết kế như sau: thiết lập một hệ thống ống dẫn không khí có đường kính 5,08 cm, cao hơn mặt đáy ao. Sử dụng động cơ 11 sức ngựa cho 9.600 m2 mặt nước. Như vậy, một động cơ 11 sức ngựa có thể bổ sung ô xy cho 2 ao nuôi tôm, mỗi ao sử dụng một máy nén khí nối với máy có đường kính 5,08-3,81 cm hoặc nhỏ hơn: 2,54 cm

Máy đo oxy hòa tan cầm tay model SM600. Điện cực đo Oxy hòa tan dây dài 3 mét, 02 màng điện cực, dung dịch điện cực 30 ml

Kiểm tra hàm lượng Clorin trong môi trường nước (ao nuôi trồng thuỷ sản, hồ nuôi cá cảnh, thủy sinh). Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng

Những người nông dân lầm lũi còng lưng, cắm mặt xuống bùn cấy trong giá rét, trong nắng lửa đã thành biểu tượng cho nền văn minh lúa nước, cho lao động nông nghiệp nặng nhọc, lạc hậu ở Việt Nam. Nay, lần đầu tiên có một xã ở Thủ đô gần như không còn xuất hiện hình ảnh xa xót ấy mỗi khi vào thời vụ.

Kiểm tra độ pH trong môi trường nước trong môi trường nước mặn và ngọt (hồ cá, bể cá, ao nuôi thuỷ sản). Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ