Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Hệ thống giám sát thức ăn tự động trong silo

Hệ thống giám sát thức ăn tự động trong silo
Author: Bảo Thắng - Feed Navigator
Publish date: Wednesday. November 10th, 2021

Nhờ hệ thống cảm biến được gắn quanh silo, người sản xuất thức ăn chăn nuôi và hệ thống trang trại tại Anh có thể giám sát theo thời gian thực.

Silo được sử dụng trong nông nghiệp để lưu trữ ngũ cốc hoặc thức ăn lên men, được gọi là thức ăn ủ chua

Nhà cung cấp công nghệ silo thông minh, Nanolike, cho biết sau khi ký nhiều hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm và hợp tác xã nông nghiệp ở Đức, Tây Ban Nha, Italia và một số nước Bắc Âu, họ hiện mở rộng các cuộc thảo luận với khách hàng ở Anh.

Sản phẩm chủ lực của Nanolike, là công nghệ số giúp giám sát mức độ lấp đầy silo cho ngành chăn nuôi. Mục tiêu, là đơn giản hóa quy trình quản lý hàng tồn kho và đơn đặt hàng của người chăn nuôi lợn, gia cầm và gia súc, đồng thời tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi.

Silo là một cấu trúc để lưu trữ các vật liệu không đóng bao. Silo được sử dụng trong nông nghiệp để lưu trữ ngũ cốc hoặc thức ăn lên men, được gọi là thức ăn ủ chua. Cách làm của Nanolike, là gắn các cảm biến trên đế bên ngoài của silo, cho phép người dùng truy cập theo thời gian thực về mức lấp đầy và dự báo nhu cầu trong thời gian thực của silo.

Giải pháp kỹ thuật số này giúp việc theo dõi mức lấp đầy silo dễ dàng hơn nhiều và giảm đáng kể khối lượng công việc của người dùng vì họ không còn phải leo lên đỉnh silo ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. Một hệ thống cảnh báo sớm tích hợp giúp cảnh báo người vận hành silo về những tắc nghẽn tiềm ẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu thức ăn”, người phát ngôn công ty Nanolike cho biết.

Ngoài phần mềm trên máy tính, Nanolike còn tạo ra ứng dụng di động giúp các nhà điều hành silo truy xuất dữ liệu trực tiếp. Công ty cho rằng, đây là một giải pháp tích hợp, có thể được thực hiện chỉ với một vài cú nhấp chuột, giúp đơn giản hóa đáng kể việc giao tiếp giữa người chăn nuôi và nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi. 

Bên cạnh đó, những cảm biến đặt trong hệ thống silo giúp tiết kiệm hậu cần vận tải, giúp giảm phát thải lượng khí nhà kính trong dài hạn. Các dữ liệu từ các cảm biến do Nanolike cung cấp, và được đưa lên dữ liệu đám mây, và cập nhật tự động vào hệ thống phần mềm và đám mây của khách hàng, hoặc lấy thông qua ứng dụng điện thoại thông minh bất cứ lúc nào.

Có trụ sở tại khu công nghệ cao Toulouse của Pháp, Nanolike cho biết họ đã phát triển công nghệ IoT cho các hầm chứa theo hướng dẫn của hai công ty sản xuất nông sản của Pháp, Cooperl và Even. Chính họ là những người đã sắp xếp quy trình hậu cần để giảm lượng khí thải bằng cách tối ưu hóa các tuyến đường giao hàng.

Nhờ khoản tài trợ 2,3 triệu USD từ EU vào năm 2018, và được thúc đẩy bởi thành công trên quy mô quốc gia, Nanolike quyết định tăng cường sự hiện diện của mình tại một trong những thị trường thức ăn chăn nuôi quan trọng ở Châu Âu và mở một tổ chức mới tại Munich, ở Đức. Vương quốc Anh là thị trường tiếp theo mà Nanolike phát triển.

“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhận được yêu cầu thường xuyên từ các công ty về các phát triển cụ thể", người phát ngôn Nanolike nói tiếp.

Những giải pháp của Nanolike cho hiệu quả tức thời. Cụ thể, giám sát mức lấp đầy silo số hóa bằng công nghệ kết nối đám mây và cảm biến hiệu quả cao, sử dụng mạng không dây Sigfox 0G. Bên cạnh đó, hệ thống của công ty không yêu cầu bảo trì trong nhiều năm, và không cần nguồn điện bên ngoài cũng như đường truyền dữ liệu. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo được rằng khấu hao từ khoản đầu tư.

Các nhà sản xuất silo cho biết, có thể sớm đưa công nghệ này vào danh mục đầu tư cho chuỗi cung cấp thức ăn chăn nuôi, nhằm cung cấp cho khách hàng của họ việc tự động bổ sung, giám sát hàng tồn kho. Đây cũng là một phần của chiến lược số hóa, nhằm tận dụng những lợi thế của công cụ vốn đang được triển khai trong các hoạt động nuôi cá. 

Mặc dù thị trường Anh luôn đánh giá cao các phương án truyền thống, nhưng giải pháp mà Nanolike mang tới đang thu hút sự quan tâm lớn vì "tính đột phá” trong lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt là cho các trang trại ở Vương quốc Anh. Thu nhập từ nông trại đã giảm đáng kể vào năm 2020, do thời tiết xấu kết hợp với tác động của dịch Covid-19 và các vấn đề liên quan đến Brexit. Ước tính, hơn 1 tỷ USD đã bị "quét sạch" khỏi nền nông nghiệp nước này. Tổng thu nhập từ nông nghiệp, được Chính phủ Anh tính toán đã rơi đấy kể từ năm 2007.

Ngành chăn nuôi nước Anh cũng đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, với mưa lớn và bão đầu năm 2020. Tom Bradshaw, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Nông dân Quốc gia, cho biết: “Biến động là thứ mà nông dân phải quen để thích nghi nhưng nó không làm cho việc ứng phó dễ dàng hơn, đặc biệt là khi tiếp tục có quá nhiều sự không chắc chắn về những thay đổi trong tương lai đối với chính sách nông nghiệp và sự thiếu rõ ràng đối với các chương trình trợ cấp mới”.

Một thỏa thuận thương mại sắp đạt được với Australia được kỳ vọng có thể mở cửa thị trường thịt của Vương quốc Anh cho một dòng thịt bò giá rẻ. Tim Farron, người phát ngôn của Đảng Dân chủ Tự do về môi trường, lương thực và các vấn đề nông thôn, cho biết: “Chúng tôi vẫn đang khuyến khích những người nông dân có kinh nghiệm, nhằm đảm bảo thu nhập". 

Nhờ những dịch vụ như Nanolike cung cấp - giám sát thức ăn chăn nuôi trong silo - người nông dân ý thức được rõ ràng về một nền nông nghiệp bền vững, giúp giảm lượng khí nhà kính và nuôi dưỡng nông thôn. Trên cơ sở đoàn kết các hợp tác xã, sức ảnh hưởng của họ sẽ được thúc đẩy, và đa dạng hóa những phương pháp canh tác, chăn nuôi thân thiện với môi trường.

Số lượng trang trại gia đình nhỏ ở Anh đã giảm hơn 100.000 trang trại kể từ năm 1990 và nhiều nông dân nhỏ được liên hệ cho thấy mối lo ngại về một cuộc di cư lớn hơn khi các thỏa thuận thương mại mới hậu Brexit được ký kết.


Related news

Cà phê Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Đức Cà phê Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Đức

Xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm nay tuy giảm về lượng nhưng lại tăng về kim ngạch. Trong đó, Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam.

Thursday. November 4th, 2021
Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên cây ăn trái Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên cây ăn trái

Tình hình giá phân bón cao như hiện nay, sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề nhà nông nên quan tâm để canh tác có hiệu quả, mang lại lợi nhuận.

Thursday. November 4th, 2021
Đa dạng giống rau, đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường Đa dạng giống rau, đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường

Bình Định đẩy mạnh việc đa dạng hóa, luân chuyển các chủng loại rau tại vựa rau lớn nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu, nhất là thị trường tiêu dùng sau dịch bệnh

Friday. November 5th, 2021