Hậu Giang Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn
Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.
Khi các hộ nuôi tập trung sẽ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi kỹ thuật lẫn nhau; còn phía xã, chúng tôi thường xuyên tư vấn thông tin về kỹ thuật cho bà con có nhu cầu và khi có dịch bệnh”.
Theo các hộ nuôi ba ba ở Vị Bình, vấn đề đầu ra của con ba ba là tương đối ổn định, họ không phải lo lắng nhiều. Ông Nguyễn Văn Đẹt (ngụ ấp 4) cho biết: “Tui nghe các thương lái mua ba ba bàn nhau là hàng ba ba của Trung Quốc xuất qua nước mình nhiều quá nên giá ba ba bị sụt, vài năm trước có lúc lên đến 480.000 đồng/kg, hiện giờ là khoảng 280.000 đồng/kg”.
Ông Đẹt là một trong những hộ nuôi ba ba lâu năm ở xã Vị Bình và là người dày dạn kinh nghiệm trong nuôi ba ba giống nhận định: “Với giá ba ba thịt khoảng 280.000 đồng/kg như hiện nay, thì bà con mình vẫn có lãi cao nếu nuôi khéo và đúng kỹ thuật”.
“Bản thân gia đình tui nuôi 1.000 con bố mẹ, đang chuẩn bị nuôi thêm 2.000 con nữa. Nuôi ba ba thịt hay ba ba giống thì đều không khó, đa số các hộ nuôi ba ba thịt ở đây đều tự ương giống để giữ nuôi ba ba bán thịt. Nguồn thức ăn cho ba ba cũng dễ, ba ba có thể ăn được các loại cá xay nhuyễn, bà con mình có thể giảm chi phí nuôi nhờ tìm các nguồn thức ăn như cá tạp, ốc có sẵn ở địa phương”-ông Đẹt chia sẻ.
Ông Ngô Văn Khải – Phó Chủ tịch UBND xã Vị Bình cho biết: “Hiện xã có một tổ hợp tác ba ba giống liên kết với ấp 8, ấp 9 xã Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy). Sắp tới dự định thành lập một tổ hợp tác nuôi ba ba nữa ở ấp 9a1, việc tập trung các hộ trong một khu vực để thành lập tổ hợp tác sẽ tạo ra thuận tiện để bà con học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”.
Related news
Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.
Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.
Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.