Hải sản tăng giá mạnh, tôm sú đắt kỷ lục
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, trong tháng 4.2016, giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 4 đã có dấu hiệu phục hồi sau khi giảm mạnh 10.000-30.000 đồng/kg vào tháng trước. Nguyên nhân chính khiến giá tôm tăng là do nguồn cung yếu.
Cụ thể, tại Cà Mau, tôm sú cỡ 20 con/kg hiện ở mức 273.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 30 con/kg là 203.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg và tôm sú cỡ 40 con/kg là 152.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 3.2016.
Giá tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhẹ: loại cỡ 70 con/kg ở mức 131.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg là 109.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.
Đặc biệt, tại nhiều tỉnh phía Bắc, mặc dù ít bị tác động của hiện tượng hạn mặn nhưng giá thủy sản lại tăng đáng kể. Đơn cử như: giá tôm rảo đã tăng lên mức 180.000-250.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng 250.000 đồng/kg. Tôm nước ngọt cũng có giá 250.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, giá tôm sú hiện đã tăng lên mức 450.000 đồng/kg. Đây là mức tăng kỷ lục từ trước đến nay. Theo Bộ NN-PTNT, nguyên nhân của tình trạng này là do hiện đang vào cuối vụ, các điểm nuôi tôm ở miền Bắc đã thu hoạch gần hết nên là thời điểm khan hiếm hàng nhất.
Tương tự, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL trong tháng 4/2016 tiếp tục đà tăng giá của tháng trước. Nếu như đầu tháng 3.2016, giá cá tra chỉ ở mức 19.000 đồng/kg thì sang đầu tháng 4 này đã tăng lên 23.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 4.2016, do nhu cầu thu mua đã chững lại nên giá không còn tăng mạnh, hiện giá cá tra nguyên liệu mức 22.000-23.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 3.
Related news
Mô hình "Ương nuôi tôm giống Green House" theo quy trình Biofloc và SX khép kín của doanh nghiệp tư nhân thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) đã được tổ chức Bureau Veritas của Pháp đánh giá cao và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP từ năm 2013.
Từ đầu tháng 4 đến nay, tại một số vùng nuôi tôm của tỉnh Nghệ An xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu đã được xác định.
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ, được đầu tư bài bản đang đem lại những kết quả khả quan không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hiệu quả nuôi được thể hiện dưới nhiều góc độ: khả năng kiểm soát môi trường và mầm bệnh tốt hơn, cho phép nuôi mật độ cao (150 – 300 con/m2) để cải thiện năng suất (25 – 40 tấn/ha/vụ), hiệu quả cao hơn khi cần nhanh chóng thay đổi hoặc cải thiện môi trường nuôi, tiết kiệm chi phí sản xuất (hóa chất, vôi, vi sinh, thức ăn, nhân công) nhờ đó có cơ hội giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thu về.