Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế
Lợi nhuận gấp 3-4 lần cây lúa
Lão nông Võ Văn Đời, một trong những người tiên phong trồng chuối cấy mô (nhân giống bằng phương pháp cấy mô, không lấy thủ công cây giống từ cây mẹ) nói: “Tôi mạnh dạn mua khoảng 3.000 cây chuối cấy mô về trồng trên 1,5ha đất nhà. Với giá hiện nay là 7.000 đồng/kg, với tổng sản lượng thu hoạch gần 60 tấn trái, sau khi trừ chi phí, lãi hơn 160 triệu đồng”.
Tổ hợp tác trồng chuối cấy mô Lâm Phát Hưng nằm trong phần đất do Nông trường Sông Hậu quản lý. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy chuối cấy mô nơi đây có đầu ra ổn định, giá cả cao gấp nhiều lần khi xuất khẩu và đây là giống chuối được áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và được nước ngoài chấp nhận. Đây là mô hình điểm nhưng mang lại hiệu quả rất cao, cần nhân rộng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp”.
Ông Nguyễn Thanh Phú - Giám đốc Nông trường Sông Hậu
Theo ông Đời, khác với trồng lúa là sau thu hoạch (sau 9 tháng) vụ chuối đầu tiên, các bụi chuối tiếp tục có cây con mới và cho năng suất tương tự khi thu hoạch đợt tiếp theo. Thế nhưng, lần này lãi thu được lại cao hơn vì không tốn tiền mua cây giống, làm đất như ban đầu.
Cũng như ông Đời, ông Đặng Hồng Thảo trồng được khoảng 300 cây chuối. Mỗi đợt thu hoạch, các thương lái đều đến tận vườn mua, ông không phải chạy khắp nơi năn nỉ bán chuối như trước đây. “Chuối cấy mô rất dễ trồng, ít bệnh và nhẹ công chăm sóc. Lợi nhuận gấp 3 - 4 lần trồng lúa” – ông Thảo vui vẻ cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chuối được trồng theo quy trình khép kín, có hệ thống dây chằng chống đổ ngã và sử dụng máy tưới tự động. Từ thành công ban đầu, hàng chục hộ dân ở Thới Hưng đang mở rộng diện tích trồng chuối cấy mô. Riêng Tổ hợp tác Lâm Phát Hưng, từ 10ha ban đầu nay đã mở rộng đến gần 90ha (với khoảng 180.000 cây chuối).
Cung không đủ cầu
Ông Lâm Văn Hộ - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng chuối cấy mô Lâm Phát Hưng cho biết: “Giống chuối được người dân trong tổ chọn là chuối già truyền thống Việt Nam nhưng được nuôi cấy mô. Loại chuối cấy mô này có nhiều ưu điểm vượt trội như: Cây có sức sống mạnh, sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng đồng đều và có thể cho thu hoạch đồng loạt phù hợp với điều kiện xuất khẩu”.
Loại chuối này thích nghi tốt với thổ nhưỡng của địa phương. Trung bình mỗi bụi chuối sẽ cho sản lượng từ 6 - 7 buồng (năng suất từ 20- 25kg/buồng).
Theo ông Hộ, sau vụ đầu tiên (năm 2015), tổ hợp tác thu hoạch được gần 3.000 tấn chuối và đã được các doanh nghiệp mua, xuất khẩu qua các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Iraq, Singapore, Malaysia… Tất cả công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói đều được thực hiện chặt chẽ.
Kỹ sư Nguyễn Khoa Nam - cán bộ phụ trách kỹ thuật của tổ hợp tác cho biết: “Các chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao từ Hàn Quốc và Philippines đã sang tận nơi hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng thùng, bảo quản cho người dân địa phương cho đến khi thuần thục”. Hiện nay, nhiều công ty thu mua chuối đang khảo sát vùng chuối công nghệ cao của xã Thới Hưng cũng như đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm nhưng sản lượng chuối chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Related news
“Quyết định 445 là “bà đỡ” cho hợp tác xã kiểu mới”. Đây là đánh giá của nhiều đại biểu tại hội nghị triển khai thực hiện Quyết định 445/QĐ – TTg về thí điểm củng cố và phát triển HTX kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL giai đoạn 2016-2020. Hội nghị do Bộ NNPTNT phối hợp Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam, Bạn chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hôm 16.9, tại Cần Thơ.
Xây dựng quỹ nông thôn mới (NTM) đã được nhiều địa phương thí điểm triển khai thực hiện thời gian qua, với nhiều tên gọi khác nhau. Ở tỉnh Hưng Yên, Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2020” đang được các cấp Hội Nông dân tham mưu thực hiện có hiệu quả. Đến nay 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã thành lập được Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), 6/10 đơn vị được UBND huyện, thành phố phê duyệt đề án cấp vốn năm 2016.
“Vua thỏ”- đó là biệt danh do người dân xã Lương Thị, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đặt cho ông Vũ Huy Quang- người đã gắn bó gần 10 năm với nghiệp nuôi thỏ.