Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng Núi Đá Loài Cây Quý Hiếm

Gừng Núi Đá Loài Cây Quý Hiếm
Publish date: Wednesday. January 22nd, 2014

Gừng đá là loài cây quý hiếm của Bắc Kạn. Tuy nhiên việc khai thác ồ ạt ngoài tự nhiên, trồng manh mún đã khiến giống gừng này đứng trước nguy cơ bị thoái hóa. Thử nghiệm khoa học thành công trong việc trồng gừng đá mở ra hướng bảo tồn và phát triển kinh tế từ giống cây quý này.

Không ít người dân Bắc Kạn không lạ gì với việc xuyên rừng núi đá kiếm gừng đá. Những búi gừng cheo leo vách đá, khi bán có giá cao, vì thế càng bị khai thác mạnh. Việc trồng loại cây này cũng được nhiều người dân thực hiện nhưng vẫn còn manh mún.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bảo tồn, phục tráng cây gừng đá. Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam là đơn vị phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn thực hiện dự án với nội dung “Nghiên cứu đánh giá, nhân nhanh giống và kỹ thuật trồng gừng đá Bắc Kạn”.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn cho biết, nghiên cứu nhân giống gừng đá có tính chất đặc sản khu vực, không chỉ bảo tồn phát triển nguồn gen gừng bản địa mà còn có thể khai thác tiềm năng của chúng phục vụ công tác chọn tạo giống gừng mới trong tương lai và phát triển kinh tế.

Cây gừng đá đã được xếp vào nhóm giống cây thực phẩm quý hiếm cần được bảo tồn theo Quyết định 80/2005/QĐ- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2005. Giá bán 01 kg gừng đá hiện tại từ 500.000 - 800.000đ là cơ sở để tin rằng đây là một tiềm năng phát triển kinh tế rất khả thi.

Sở Khoa học và Công nghệ cùng Viện Di truyền nông nghiệp đã tiến hành điều tra tình hình sản xuất gừng đá tại Liêm Thủy và Xuân Dương (Na Rì). Tại mỗi xã lựa chọn 50 hộ dân tham gia mô hình trồng gừng đá. Từ đó, tiến hành đánh giá kiểu hình, kiểu gen; nhân nhanh giống gừng đá bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật (Invitro).

Qua 01 năm triển khai, dự án đã hoàn thành điều tra, khảo sát tình hình sản xuất giống gừng đá tại xã Liêm Thủy và Xuân Dương; đánh giá, chọn lọc các cá thể gừng đá trên đồng ruộng; nhân giống thành công giống gừng đá Bắc Kạn bằng phương pháp Invitro; phân tích các thành phần chính của giống gừng đá Bắc Kạn nhằm đánh giá giá trị nguồn gen của giống tại vùng nghiên cứu.

Mô hình trồng 500m2 diện tích gừng tại núi đá trong đó 200m2 trồng từ củ của địa phương và 300m2 trồng từ cây nuôi cấy bằng phương pháp Invitro cho thấy cây sinh trưởng phát triển tốt. Chiều cao cây trồng từ cây nuôi cấy mô đạt 15 - 18 cm, được 8 - 10 lá và đã đẻ 3 - 5 nhánh. Gừng trồng từ củ của địa phương cây sinh trưởng phát triển tốt, mỗi khóm từ 6 - 10 nhánh.

Theo đánh giá của dự án, hiện tại nhu cầu về sản xuất gừng đá làm dược liệu và thực phẩm rất cao, cung không đủ cầu. Giống được triển khai không những phục vụ nhu cầu cho riêng Bắc Kạn mà còn cho các vùng miền núi có điều kiện sinh thái tương tự. Về lâu dài, với tiềm năng cũng như sự chủ động về nguồn giống thì tính toán xây dựng thị trường tiêu thụ để đưa cây gừng đá trở thành đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao là điều cần thiết và hết sức khả thi.


Related news

Giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra Giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra

Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất.

Friday. November 13th, 2015
Năng suất cá thâm canh đạt 15 tấn/ha/vụ Năng suất cá thâm canh đạt 15 tấn/ha/vụ

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).

Friday. November 13th, 2015
Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn

Tình hình thời tiết trong thời gian qua tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Friday. November 13th, 2015
THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu

Tổ hợp tác (THT) nghề nuôi cút xã Long An (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) do các cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt.

Friday. November 13th, 2015
Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín

Nung nấu ý định phát triển nghề chăn nuôi gà đã lâu, nhưng do nguồn vốn ít, nên năm 1996, vợ chồng anh Võ Thanh Thanh (thôn Trà Giang 3, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chỉ mua 40 gà con giống Lương Phượng về nuôi.

Friday. November 13th, 2015