Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Gói kỹ thuật trong canh tác lúa thông minh

Gói kỹ thuật trong canh tác lúa thông minh
Author: Ngô Văn Đây
Publish date: Thursday. April 7th, 2022

Do vậy, những tiến bộ kỹ thuật (TBKT) được chuyển giao trong chương trình canh tác lúa thông minh luôn xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đất, giống và phương pháp xuống giống, phân bón, quản lý dịch hại, quản lý nước, thu hoạch…, tạo thành một gói kỹ thuật chuyển giao đồng bộ cho người sản xuất và cán bộ khuyến nông theo dõi, hướng dẫn thực hiện mô hình.

Canh tác lúa thông minh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, với sự tham gia thực hiện của ngành nông nghiệp 13 tỉnh thành trong vùng.

Trên cơ sở xác định, để ruộng lúa đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. Do vậy, những tiến bộ kỹ thuật (TBKT) được chuyển giao trong chương trình canh tác lúa thông minh luôn xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đất, giống và phương pháp xuống giống, phân bón, quản lý dịch hại, quản lý nước, thu hoạch…, tạo thành một gói kỹ thuật chuyển giao đồng bộ cho người sản xuất và cán bộ khuyến nông theo dõi, hướng dẫn thực hiện mô hình.

Từ nhìn nhận trên, đồng thời qua thực tế kết quả vượt mong đợi của mô hình sạ lúa theo cụm triển khai lồng ghép với chương trình canh tác lúa thông minh ở vụ Hè Thu năm 2021 tại 04 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ và Long An, vụ Đông Xuân 2021 – 2022 Chương trình canh tác lúa thông minh tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH TMDV Sài Gòn Kim Hồng hỗ trợ triển khai mô hình sạ lúa theo cụm đồng loạt ở 25/25 điểm mô hình (tuy nhiên, chỉ triển khai được 14/25 điểm mô hình tại 10/13 tỉnh thành vì trùng lịch thời vụ gieo sạ).

Thực tế kết quả mô hình sạ lúa theo cụm lồng ghép với mô hình canh tác lúa thông minh tại các địa phương đều gia tăng gấp bội lợi ích tăng thêm (năng suất tăng thêm, hiệu quả kinh tế tăng thêm) so với chỉ chuyển giao đơn lẻ 01 giải pháp kỹ thuật (ở đây là phân bón chuyên dùng của Bình Điền).

Thực tế kết quả của điểm mô hình sạ lúa theo cụm tại xã Ô Long Vỹ - huyện Châu Phú – An Giang ở vụ lúa Đông Xuân 2021 – 2022 phần nào ghi nhận cho điều này.

Mô hình gồm 04 hộ, mỗi hộ dành diện tích 0,5 ha (trong mô hình) bón phân chuyên dùng của Bình Điền (Đầu trâu phèn mặn, Đầu trâu TE A1 và Đầu trâu TE A2); phần diện tích còn lại của thửa ruộng (ngoài mô hình) bón phân tự do theo tập quán của địa phương.

Phương thức sạ: Gồm 01 hộ sạ cụm trên diện tích cả trong và ngoài mô hình (60 kg giống/ha) và 03 hộ còn lại sạ lan (80 kg giống/ha trên diện tích trong mô hình và 110 kg giống/ha trên diện tích ngoài mô hình).

Như vậy, điểm mô hình tại Ô Long Vỹ bao gồm 04 mô hình nhỏ:

-  Mô hình 1: Bao gồm diện tích sạ lan ngoài mô hình của 03 hộ (bón phân tự do theo tập quán của địa phương);

-  Mô hình 2: Bao gồm diện tích sạ lan trong mô hình của 03 hộ (bón phân chuyên dùng của Bình Điền);

- Mô hình 3: Bao gồm diện tích sạ cụm ngoài mô hình của hộ còn lại (bón phân tự do theo tập quán của địa phương);

- Mô hình 4: Bao gồm diện tích sạ cụm trong mô hình của hộ còn lại (bón phân chuyên dùng của Bình Điền).

Ở đây cái khác của phương pháp sạ cụm so với phương pháp sạ lan phổ biến hiện nay là hạt giống sau khi ngâm ủ được dùng máy sạ cụm nhập khẩu từ Hàn Quốc gieo sạ theo cụm, theo hàng như ruộng cấy, nghĩa là có thể điều chỉnh được cự li giữa các hàng, cự li giữa các cụm và số hạt giống ở mỗi cụm theo yêu cầu của mùa vụ canh tác, thời gian sinh trưởng của giống lúa, độ phì nhiêu của đất đai và trình độ thâm canh của người nông dân …

Đồng thời, cái khác nữa và là cái khác cơ bản của phương pháp sạ cụm là chỉ sử dụng lượng hạt giống tối thiểu, từ 40 – 60 kg/ha, so với phương pháp sạ lan sử dụng phổ biến 120 – 150 kg/ha, nghĩa là giảm 60 – 70% lượng hạt giống so với tập quán sử dụng hiện nay.

Kết quả triển khai mô hình cho thấy:

1.   Mô hình 1: Mô hình sạ lan trên nền bón phân tự do theo tập quán của địa phương cho năng suất 6,5 tấn/ha, lợi nhuận 17 triệu đồng;

2.   Mô hình 2: Mô hình sạ lan trên nền phân bón chuyên dùng của Bình Điền cho năng suất 6,7 tấn/ha, lợi nhuận 18,8 triệu đồng;

3.   Mô hình 3: Mô hình sạ cụm trên nền bón phân tự do theo tập quán của địa phương cho năng suất 7,2 tấn/ha, lợi nhuận 19,4 triệu đồng;

4.   Mô hình 4: Mô hình sạ cụm trên nền phân bón chuyên dùng của Bình Điền cho năng suất 7,7 tấn/ha, lợi nhuận 23,4 triệu đồng;

Từ kết quả thực tế các mô hình trên cho thấy:

- Mô hình 2 so với mô hình 1 (chỉ chuyển giao TBKT về phân bón chuyên dùng của Bình Điền):

Trên nền ruộng lúa sạ lan, mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng của Bình Điền gia tăng năng suất 0,2 tấn/ha và qua đó lợi nhuận tăng thêm 1,8 triệu đồng/ha so với mô hình bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

- Mô hình 3 so với mô hình 1 (chỉ chuyển giao TBKT về hình thức sạ cụm của máy sạ cụm Hàn Quốc):

Trên nền bón phân tự do theo tập quán của địa phương mô hình sạ cụm gia tăng năng suất 0,7 tấn/ha và qua đó lợi nhuận tăng thêm 2,4 triệu đồng/ha so với mô hình sạ lan;

- Mô hình 4 so với mô hình 1 (chuyển giao đồng thời TBKT về phân bón chuyên dùng của Bình Điền và TBKT về hình thức sạ cụm của máy sạ cụm Hàn Quốc):

Mô hình sạ cụm trên nền phân bón chuyên dùng của Bình Điền gia tăng năng suất 1,2 tấn/ha và qua đó lợi nhuận tăng thêm 6,4 triệu đồng/ha so với mô hình sạ lan trên nền bón phân tự do theo tập quán của địa phương.

- Ở đây, điểm nổi bật về năng suất và hiệu quả kinh tế tăng thêm của TBKT “kép” mang lại (năng suất tăng thêm 1,2 tấn/ha và hiệu quả kinh tế tăng thêm 6,4 triệu đồng/ha) không chỉ là sự cộng gộp lợi ích tăng thêm của từng TBKT đơn lẻ mà hơn thế nữa, do có sự tác động tương hỗ qua lại của các TBKT, TBKT này là cơ sở, là điều kiện để TBKT kia phát huy lợi thế và ngược lại (ở đây là việc sử dụng phân bón chuyên dùng của Bình Điền và hình thức sạ cụm cùng nhiều giải pháp kỹ thuật khác) nên lợi ích tăng thêm vượt lên trên lợi ích cộng gộp mang lại (năng suất vượt thêm 1,2 tấn – (0,2 + 0,7) tấn = 0,3 tấn/ha và hiệu quả kinh tế vượt thêm 6,4 triệu đồng – (1,8 + 2,4) triệu đồng = 2,2 triệu đồng/ha).

Tại các điểm mô hình khác cũng ghi nhận kết quả tương tự:

-  Tại Ba Tri – Bến Tre:

Trên nền sạ lan và bón phân chuyên dùng của Bình Điền tăng thêm năng suất 0,8 tấn/ha và gia tăng lợi nhuận 3,5 triệu đồng/ha so với trên nền sạ lan và bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

Trên nền sạ cụm bón phân chuyên dùng của Bình Điền tăng thêm năng suất 2,3 tấn/ha và gia tăng lợi nhuận 13,1 triệu đồng/ha so với trên nền sạ lan và bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

-  Tại Hòn Đất – Kiên Giang:

Trên nền sạ lan và bón phân chuyên dùng của Bình Điền tăng thêm năng suất 0,1 tấn/ha và gia tăng lợi nhuận 3,2 triệu đồng/ha so với trên nền sạ lan và bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

Trên nền sạ cụm và bón phân chuyên dùng của Bình Điền tăng thêm năng suất 0,5 tấn/ha và gia tăng lợi nhuận 5,6 triệu đồng/ha so với trên nền sạ lan và bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

-  Tại Cầu Ngang – Trà Vinh:

Trên nền sạ lan và bón phân chuyên dùng của Bình Điền tăng thêm năng suất 0,7 tấn/ha và gia tăng lợi nhuận 0,7 triệu đồng/ha so với trên nền sạ lan và bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

Trên nền sạ cụm và bón phân chuyên dùng của Bình Điền tăng thêm năng suất 1,8 tấn/ha và gia tăng lợi nhuận 7,2 triệu đồng/ha so với trên nền sạ lan và bón phân tự do theo tập quán của địa phương;

Như vậy, mỗi một TBKT chuyển giao vào sản xuất trong điều kiện thích hợp đều mang lại lợi ích tăng thêm năng suất và hiệu quả kinh tế. Hơn thế nữa, mỗi TBKT chuyển giao còn làm cơ sở, tiền đề để phát huy hơn nữa lợi ích tăng thêm của các TBKT khác. Do đó, lợi ích tổng thể mang lại sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích cộng gộp của từng TBKT đơn lẻ.

Nói cách khác, năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa sẽ cao hơn, tốt hơn nếu là kết quả của một “gói” kỹ thuật được lựa chọn và chuyển giao đồng bộ. Mô hình sạ cụm trên nền phân bón chuyên dùng của Bình Điền tại Ô Long Vỹ và một số điểm mô hình khác là trường hợp ghi nhận.


Related news

Hiệu quả liên kết phát triển vườn dừa hữu cơ Hiệu quả liên kết phát triển vườn dừa hữu cơ

Thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) chủ lực trong ngành dừa tại địa phương đã chủ động đẩy mạnh liên kết với người dân và hợp tác xã (HTX).

Wednesday. April 6th, 2022
Hiệu quả bước đầu mô hình canh tác giống lúa ST25 trên vùng nuôi Rươi Hiệu quả bước đầu mô hình canh tác giống lúa ST25 trên vùng nuôi Rươi

Vụ Mùa 2021 Trung tâm Khuyến nông Thái Bình thực hiện mô hình “Sản xuất giống lúa ST25 trên vùng nuôi Rươi ” tại xã Nam Hải, huyện Tiền Hải với diện tích 2 ha.

Thursday. April 7th, 2022
Đẩy mạnh phát triển mô hình vỗ béo bò thị Đẩy mạnh phát triển mô hình vỗ béo bò thị

Anh Hoàng Đức Hòa, thôn Vạn Đồn, xã Hồng Dũng, huyện Thái Thụy là một chàng trai trẻ luôn sống với đam mê, nhiệt huyết làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thursday. April 7th, 2022