Giúp nông dân vực dậy sau bão lũ
Hoàn lưu bão số 2 gây mưa, lũ quét cuối tháng 7 vừa qua đã cuốn trôi nhiều ngôi nhà, xóa trắng hàng chục ha hoa màu của nông dân xã Kim Quang, huyện Bát Xát (Lào Cai). Tuy nhiên, do được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, gia cố chuồng trại nên số trâu nằm trong Dự án hỗ trợ nông dân vay vốn Quỹ HTND nuôi trâu sinh sản tại xã Kim Quang không bị thiệt hại gì.
Giúp dân thêm vững tin
Quang Kim là địa phương nằm trọn trong vùng hoàn lưu bão số 2 nên bị ảnh hưởng nặng nề về nhà cửa, tài sản. Mấy tháng nay, cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã vẫn đang nỗ lực ổn định lại đời sống, khôi phục sản xuất.
Dự án hỗ trợ nông dân vay vốn Quỹ HTND nuôi trâu sinh sản do Hội ND tỉnh Lào Cai, Hội ND huyện Bát Xát, Hội ND xã Kim Quang triển khai thực hiện tại đây đã góp phần giúp nhiều hộ vững tin hơn.
Trong ảnh: Gia đình ông Lý Văn Hù, thôn Làng Toòng, xã Quang Kim vẫn nguyên vẹn sau bão với đàn trâu của dự án sử dụng Quỹ HTND. Ảnh: Trần Việt Phương
Dự án nuôi trâu sinh sản rất phù hợp với xã Kim Quang. Cấp ủy, chính quyền và bà con ở đây hy vọng nhờ mô hình này có thể khắc phục được phần nào mất mát về kinh tế do đợt lũ lụt vừa qua…”.
Anh Vàng Văn Dương - Chủ tịch Hội ND xã Quang Kim
Anh Vàng Văn Dương - Chủ tịch Hội ND xã Quang Kim cho biết, dự án được triển khai thực hiện từ tháng 6.2016, có quy mô lên tới 800 triệu đồng với 16 hộ hội viên, nông dân tại thôn Làng Toòng và Làng Kim tham gia. Mỗi hộ được Quỹ HTND cho vay 50 triệu đồng để mua trâu giống, tu sửa, làm mới chuồng trại. “Do các hộ thành viên được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, được hướng dẫn vị trí đặt và gia cố chuồng trại nên đợt bão lũ hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8 đã không gây thiệt hại gì tới số trâu nằm trong dự án. Điều này rất may mắn, không chỉ giúp bà con vững tin hơn vượt qua khó khăn trước mắt mà còn hướng tới việc tăng thu nhập lâu dài…” - anh Dương bày tỏ.
Giải quyết 2 khó khăn cho nông dân
Theo anh Dương, sở dĩ Hội ND xã đề xuất và được Hội cấp trên chấp thuận triển khai dự án chăn nuôi trâu sinh sản là muốn giải quyết 2 khó khăn của bà con. Khó khăn thứ nhất là về sức kéo trong khâu làm đất, khó khăn thứ 2 là về thu nhập.
Toàn xã Quang Kim chỉ có hơn 84ha đất nông nghiệp, địa hình đồi núi chia cắt, đường sá chưa thuận lợi và những mảnh ruộng ở đây có độ cao, thấp, vị trí khác nhau nên khó áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất. Chính vì vậy, ở Quang Kim bà con vẫn dùng sức trâu để cày, bừa là phổ biến. Dự án đã giúp các hộ dân có “đầu cơ nghiệp” để làm sức kéo trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Lý Văn Hù, thôn Làng Toòng, xã Quang Kim năm nay đã ngoài 60 tuổi. Do tai nạn giao thông nên ông chỉ có thể loanh quanh ở nhà, hoặc làm các việc đồng áng nhẹ nhàng, chứ không làm việc nặng được. Được tham gia vào dự án nuôi trâu sinh sản, ông chia sẻ: “Nhà tôi có mấy sào ruộng, đợt lũ vừa rồi mất trắng. Gia đình vững tin hơn vì vẫn còn 2 con trâu, 1 con mua được từ vốn vay Quỹ HTND, và 1 con của gia đình gom góp tiền mua thêm. Theo hướng dẫn của dự án, sắp tới tôi sẽ chuyển chuồng trâu ra xa nhà và xây dựng kiên cố hơn…”.
Related news
“Nhờ nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đến kịp thời, tôi đã có điều kiện mở rộng quy mô nuôi lên 400 con lợn/năm, trở thành một trong những hộ có trang trại nuôi lợn lớn nhất xã”. Đó là thổ lộ của ông Hoàng Văn Đặng, xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Dân Việt từng phản ánh việc gần đây, nhiều lô hàng gạo Việt Nam xuất khẩu bị phía Mỹ trả lại do tồn dư các chất cấm. Nhiều người quan tâm, các lô hàng bị trả về này sẽ xử lý như thế nào? Câu trả lời là doanh nghiệp chế biến lại và xuất khẩu sang các thị trường khác dễ tính hơn.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến trung tuần tháng 9 vừa qua, xuất khẩu rau quả của cả nước