Home / Cây ăn trái / Quýt

Giống Quýt Hồng

Giống Quýt Hồng
Publish date: Sunday. December 23rd, 2012

1. Chọn giống

Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.

Muốn lập một vườn Quýt Hồng dù trồng bằng cây con, nhánh chiết hoặc tháp cũng đều phải chọn giống.

2. Các loại cây giống

a. Trồng bằng cây con:

Trồng cây con là cách gầy giống bằng phương pháp hữu tính, là quá trình tạo cây từ hạt. Phương pháp này mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Nên ta chỉ lựa một cây quýt nào cho quả tốt rồi lấy hạt đem ương. Cách này có thể thực hiện được nhiều cây giống cùng một lúc nhưng phải có thời gian chờ cây con lớn. Thường thì đem ra vườn ngâm từ một năm trở lên mới có thể trồng được. Có hai cách trồng cây con: có hai cách trồng cây con: Bứng từ vườn ươm nguyên cây đem trồng hoặc chiết ngang tốc (xem phần chiết nhánh).

b. Trồng bằng nhánh chiết:

Gầy giống bằng phương pháp chiết nhanh tương đối dễ, mau trồng và mau có trái hơn trồng bằng cây con, nhưng cũng hạn chế về mặt số lượng. Nhánh chiết cũng phải lựa giống cây tốt và nhánh tốt. Thường thì nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là cây con có từ 3 năm tuổi trở lên và không quá 5 năm thì nó sẽ phát triển mạnh hơn, nhưng sẽ có trái trễ hơn nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là nhánh chiết.

c. Trồng bằng cây tháp (ghép):

Quýt Hồng phát triển ở Lai Vung, Đồng Tháp khá lâu nhưng với cái bệnh chết bất thường đến nay cũng chưa ai chữa trị được để khỏi trồng cây khác. Nên người ta tìm một gốc cây có quan hệ họ hàng về mặt thực vật rễ phát triển tốt, bền, ít chết bậy như chanh, cam, bưởi v.v… để tháp (ghép) Quýt Hồng vào.

Gốc tháp phải đạt yêu cầu sau:

- Có sức sinh trưởng tương đương với cành tháp.

- Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, đâm chồi nhiều và sinh nhiều rễ phụ.

- Dễ thích ứng và chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết như mưa, nắng, ngập nước v.v…

Với điều kiện trên ta nhận thấy dùng nhanh để làm gốc tháp là thích hợp nhất.

Trồng Quýt bằng phương pháp tháp (ghép) thì việc gầy giống còn khó khăn và chậm. Cần thời gian chuẩn bị cây trồng và kỹ thuật tháp (ghép) cao mới đủ số lượng trồng nhiều, nhưng rất đảm bảo về mặt phát triển và lợi được nhiều về phương diện khác như: không cần phải làm bờ quá cao tốn kém, không sợ úng thủy hau nước ngập.

d. Khu ươm cây và giâm cây giống:

Muốn cây mới đem trồng vào vườn ít hao, dù cây con hay nhánh chết, ta nên giâm ở vườn ươm một thời gian cho cây tươi tỉnh. Khi thời tiết thuận lợi đem ra vườn trồng, cây sẽ không bị héo và mau phát triển.

Trồng một vườn cây ăn trái dù lớn hay nhỏ cũng nên có một khi dành riêng để giâm cây con trước khi đem trồng.

Có hai loại cây giâm:

Giâm cây con:

Cây con ươm từ hạt khi lên cao từ 2 tấc trở lên đem giâm vào khu giâm. Sau 1 năm tuổi ta có thể bứng nguyên cây hoặc chiết ngang gốc để trồng (xem cách giâm cây con).

Giâm nhánh chiết hoặc cây con chiết ngang:

- Giâm tạm (rấm)

Khi cắt một đầu chiết đã ra rễ trồng được ta nên đem rấm (giâm tạm) bằng cách để các bầu sát vào nhau nơi mát hoặc có mái che và đắp thêm vào rễ một cục đất bùn. Sau 15 ngày rễ sẽ mọc dài ra thêm thật nhiều, khi đó đem đi trồng nhánh sẽ không mất sức.

- Giảm thực thụ (thời gian từ 1 năm)

Nếu trong hoàn cảnh chuẩn bị vườn chưa xong mà muốn cây mau thu hoạch ta nên chuẩn bị cây giống và giâm trước. Nhờ cách này ta có thể rút ngắn thời gian thu hoạch tùy giâm lâu hay mau nhưng không quá 2 năm, vì cây lớn quá sẽ khó bứng. Cây giâm thực thụ phải thưa để cây phát triển. Khoảng cách giữa hai cây có thể từ 5 tấc đến 1 thước. Đây cũng là cách dự phòng để thay vào những cây chết trong vườn mỗi khi cần.


Related news

Giống Quýt Hồng Giống Quýt Hồng

Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.

Sunday. December 23rd, 2012
Nguồn Gốc Cây Quýt Hồng Nguồn Gốc Cây Quýt Hồng

Ở đồng bằng Sông Cửu Long từ trước năm 1975 vùng Lai Vung (Đồng Tháp) vườn cam quýt đặc sản cũng khá nhiều nhưng hầu hết là quýt Đường và cam Mật. Trong số này có một số ít chủ vườn chuyển sang trồng một số loại quýt trái rất to và màu hồng rất đẹp, bán rất đắt vào dịp lễ, tết mà dường như không ai tìm hiểu nó ở đâu và đặc tính nó như thế nào.

Sunday. December 23rd, 2012
Thời Gian Thu Hoạch Thời Gian Thu Hoạch

Trồng một cây con hay một nhánh chiết, nếu phân nước đầy đủ cây quýt có thể ra đọt liên tục. Nhưng tính về sự tăng trưởng của tược thì một năm có thể ra non 3 – 4 lần. Như vậy muốn cây ra đọt rộ ta phải bón phân vào lúc nào? Cứ mỗi chu kỳ ra đọt có thể là 3 hoặc 4 tháng 1 lần, ta vô phân vào cuối mỗi thời kỳ khi có lá đọt đã già. Trong lúc vô phân ta nên tưới nước thật nhiều để đọt ra đồng loạt và mạnh.

Sunday. December 23rd, 2012
Phương Pháp Gầy (Nhân) Giống Quýt Hồng Phương Pháp Gầy (Nhân) Giống Quýt Hồng

Gầy giống bằng cây con là phương pháp tạo được nhiều cây giống nhất, vì là quá trình tạo cây con từ hột. Hột mang tính di truyền của cây mẹ. Do đó ta phải chọn những cây cho trái tốt để lấy hột. Trái phải chín tới, không sâu bệnh và lựa những hột đủ no đem gieo.

Sunday. December 23rd, 2012
Đặc Tính Cây Quýt Hồng Và Đất Trồng Đặc Tính Cây Quýt Hồng Và Đất Trồng

Quýt Hồng không chịu nước đọng gốc vì vật vùng đồng bằng Cửu Long, nhất là nơi nào đất thấp quá không trồng được. Những nơi này muốn làm vườn phải đắp bờ thật cao và về mùa khô thì quá hốc. Tỉnh Cần Thơ vùng Phong Điền, Cầu Nhiếm, Ô Môn và một phần của Đồng Tháp giáp Cần Thơ tương đối dễ trồng vì mực nước sông lên xuống nhanh.

Sunday. December 23rd, 2012