Giống Lúa Lai Nhị Ưu 838 KBL
Nhị ưu 838 là giống lúa lai 3 dòng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập nội vào VN từ năm 1995. Đây là giống cảm ôn, gieo trồng được cả 2 vụ trong năm, thích nghi rộng, năng suất cao và ổn định trong vụ xuân.
Tuy nhiên trong vụ mùa giống Nhị ưu 838 thường nhiễm bệnh bạc lá rất nặng, làm giảm năng suất. Nhằm khắc phục nhược điểm này, Cty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã chuyển nạp gen Xa21 vào dòng bố Phúc khôi 838 tạo ra giống Nhị ưu 838 KBL (kháng bạc lá). Ông Đỗ Thanh Tùng, PGĐ Chi nhánh miền Bắc (SSC) cho biết, từ năm 2005 Trường ĐHNN 1 Hà Nội đã tiến hành trồng thử nghiệm giống Nhị ưu 838 KBL tại miền Bắc cho thấy giống kháng mạnh và ổn định với nhiều nòi vi khuẩn gây bạc lá vụ mùa.
Ngoài bộ giống mới Nhị ưu 838 KBL vừa được “tung” ra, vụ mùa 2009 SSC đã sản xuất và cung ứng khoảng 300 tấn giống Bác ưu 903 KBL cho 13 tỉnh, thành phía Bắc. Tại buổi hội thảo đầu bờ giống Bác ưu 903 vụ mùa 2009 ở Vụ Bản (Nam Định), ông Hoàng Duy Khánh, PGĐ Sở NN-PTNT nhận xét, sau cơn bão số 7 nhiều diện tích lúa cấy Bắc ưu 903 (thông thường) và giống lúa lai khác bị nhiễm bạc lá nặng nhưng giống Bác ưu 903 KBL chỉ bị nhiễm ở mức rất nhẹ nên vẫn đảm bảo năng suất lúa ổn định, dự kiến đạt trên 200 kg/sào. |
Vụ mùa 2009, HTXNN Nghĩa Nam (xã Hoàng Nam, Nghĩa Hưng, Nam Định) phối hợp với Cty CP GCT Nam Định và SSC thử nghiệm gieo cấy 3 sào giống Nhị ưu 838 KBL trên chân đất vàn trũng ven đê sông Đáy; đối chứng là giống Lưỡng Quảng. Ông Nguyễn Văn Hoà, Chủ nhiệm HTXNN Nghĩa Nam nhận xét, giống Nhị ưu 838 KBL có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao cây trung bình 110cm, đẻ nhánh khoẻ, số dảnh hữu hiệu cao hơn so với đối chứng 1,7 dảnh/khóm và TGST dài hơn giống đối chứng 5 ngày. Đặc biệt Nhị ưu 838 KBL có dạng cây gọn, thân cứng, khả năng chống đổ tốt và kháng sâu bệnh, kháng bạc lá tốt hơn so với giống đối chứng; dự kiến năng suất đạt 230kg/sào. Nhị ưu 838 KBL thích hợp cấy mùa trung và mùa muộn trên chân đất vàn thấp, trũng.
Ông Nguyễn Văn Hoan, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng cho rằng, trong bối cảnh vụ mùa năm nay mưa bão thất thường và bệnh lùn lụi hoành hành, các giống cấy cùng trà với Nhị ưu 838 KBL đều nhiễm bạc lá, song bộ lá của Nhị ưu 838 KBL rất khoẻ, lúa chín mà lá vẫn xanh, bông khoe hạt chắc mẩy… Ông Mai Văn Đức, GĐ Cty CP GCT Nam Định cho rằng, Nhị ưu 838 KBL có nhược điểm là tỷ lệ cây phân ly nhiều và kết hạt thấp, hạt thưa, nhưng có ưu điểm kháng bạc lá tốt. Tuy nhiên vụ mùa tại Nghĩa Hưng vẫn đạt trên 230 kg/sào,quả là hiếm có giống nào đạt được.
Ông Nguyễn Như Hải, PGĐ Trung tâm KKN Giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia (Cục Trồng trọt) nhận xét, qua theo dõi giống Nhị ưu 838 KBL của SSC ở Thanh Hoá và Nam Định cho thấy giống này có khả năng thích ứng rộng, cứng cây, chống đổ tốt, độ thuần khá. Vụ mùa có khả năng kháng bạc lá tốt hơn các giống gieo cấy xung quanh. Đề nghị SSC nhanh chóng đưa Nhị ưu 838 KBL vào mạng lưới khảo nghiệm quốc gia để tổng kết, đánh giá và công nhận chính thức, góp phần bổ sung cơ cấu giống lúa lai kháng bạc lá cho các tỉnh phía Bắc.
Related news
Chiều cao cây: 90-100 cm, đẻ nhánh khá, bản lá rộng, dày, xanh sáng. Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 69-71%, hạt gạo dài cơm trắng, trong. Cơm ngon, mềm, vị đậm có mùi thơm. Giai đoạn mạ chịu lạnh trung bình; giai đoạn lúa: cây cứng, chống đổ tốt, chống chịu tổng hợp với sâu bệnh, chịu thâm canh
Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Trong hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm của nước ta hiện nay, cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh, xen canh và gối vụ.
Là giống cúc để 1 bông/cây, hoa có màu vàng tươi. Thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày, cây cao 65-68cm, đường kính hoa 8-10cm, độ bền hoa cắt 10 - 12 ngày. Giống có ưu điểm trồng được cả vụ sớm và vụ muộn, góp phần rải vụ hoa nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập bình quân trong sản xuất là 150-160 triệu đồng/ha
Từ các kết quả trồng thử nghiệm của Cty TNHH MTV DAK FARM (Đăk Lăk), Hội đồng KH-CN tỉnh Đắk Lắk đã nghiệm thu và công nhận 5 cây bơ trái vụ đầu dòng (ký hiệu từ CĐD-BO-41.01 đến CĐD-BO-41.05), cho phép nhân rộng SX trên địa bàn.
Giống đậu tương rau AGS 346 đã được AVRDC chọn lọc từ tổ hợp lai {Ryokkoh x (Shih SHih x SRF 400)} x Emerald, nhập nội về Việt Nam 1995. Giống được công nhận chính thức tại Quyết định số 31/QĐ-TT-CLT ngày 29 tháng 1 năm 2011.