Giới Thiệu Một Số Giống Dê Đang Có Trên Thị Trường
Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.
Dê ta, dê địa phương hay c̣n gọi là dê cỏ có màu lông đa dạng, phần lớn có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Trọng lượng trưởng thành 30-35 kg. Dê sơ sinh 1,7-1,9 kg/con. Dê cái cho lượng sữa bình quân 350-370 gam/ngày với chu kỳ cho sữa 90 -105 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê là 6-7 tháng, số lứa đẻ trong năm 1,4 và đẻ b́nh quân 1,3 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%. Dê cỏ có nhược điểm là nhỏ con nhưng có ưu điểm là thích hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.
Dê Bách Thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ, màu lông tương đối đồng nhất 60% đen, 40% trắng (dê đốm trắng hoặc trắng đốm đen). Biểu hiện đặc trưng nhất của dê này là sống mũi nhô, miệng rộng và thô, tai cụp xuống, có nhiều con có 2 mấu thịt ở cổ gọi là hoa tai, đầu thô dài. Phần lớn dê không có sừng, một số con có sừng nhưng sừng nhỏ chếch ra 2 bên và chĩa về phía sau. Con cái đầu cổ thanh chắc, mông nở, bầu vú h́nh bát úp, núm vú dài 4-6 cm, nặng 36-40 kg, cao 55-58 cm, con đực nặng 46-53 kg, cao 60-64 cm, khả năng sinh sản của dê tốt, tỷ lệ sinh đôi nhiều, và một số có thể sinh 3. Trọng lượng sơ sinh 2-2,5 kg/con, tốc độ tăng đàn và tỷ lệ nuôi sống rất cao.Tuổi phối giống lần đầu là 10-12 tháng. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 6-8 tháng, b́nh quân 1 dê cái cho 1,9 lứa/năm, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 1,7 con/cái/năm.
Dê Alpin là giống dê sữa, có nguồn gốc từ Pháp. Dê có tầm vóc lớn, màu lông cố định đen, nâu vàng đến trắng. Đa số có màu xám hạt dẻ. Dê có sừng hoặc không có sừng, có hoặc không có râu cằm, dáng tai vểnh, trán và mơm rộng, nh́n nghiêng đầu giống như bị lơm, bầu vú phát triển lớn. Lượng sữa b́nh quân 900-1000 lít/chu kỳ cho sữa 240-250 ngày. Trọng lượng trưởng thành dê cái 40-42 kg, dê đực 50-55 kg.
Dê Barbari có nguồn gốc Ấn Độ, tầm vóc tương đối nhỏ, màu lông trắng thường có đốm nâu, tai mảnh, nhỏ và đứng thẳng, sừng xoắn dài hướng về phía trên và ra đằng sau. Con đực có râu cằm rậm. Trọng lượng trưởng thành nặng 30-35 kg, dê cái có bầu vú phát triển lớn, lượng sữa b́nh quân 0,9-1 lít/ngày với chu kỳ cho sữa 145-148 ngày. Khả năng sinh sản 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê rất tạp ăn, chịu đựng kham khổ tốt, phù hợp với h́nh thức chăn thả ở nước ta.
Related news
Dê là vật nuôi dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên khả năng sản xuất của chúng phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống trong đó có yếu tố chuồng trại, đặc biệt đối với các giống cao sản.
Dê ăn được nhiều cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Có thể nuôi dê nhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồi núi. Dê mắn đẻ, ít bệnh, cho nhiều thịt và sữa, có khả năng cải tạo đàn dê Cỏ nhỏ con, chậm lớn. Nuôi dê cần ít vốn, tốn ít công, thu nhập nhanh và nhiều hơn dê Cỏ. Tận dụng lao động và điều kiện tự nhiên của miền đồi núi.
Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg).
Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen thuộc như dê Bách thảo, Boer..., hiện chúng ta còn có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất cao và cách chọn lựa loại giống dê này.
Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.