Giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ ao nuôi tôm bằng điện thoại di động
Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang Trần Phú Vinh cho biết: “Mục tiêu của đề tài nhằm lắp đặt hệ thống giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ trong ao nuôi tôm bằng điện thoại di động thông qua cảm biến. Tạo ra mô hình sản xuất có năng suất cao hơn dựa vào hệ thống giám sát nồng độ oxy hòa tan và nhiệt độ”.
Hiện tại, hệ thống giám sát được lắp đặt 50 ngày thả nuôi tôm, bắt đầu từ ngày 25-4 đến 15-6-2016. Mật độ thả nuôi: Thả tôm giống 30con/m2, với diện tích 4.000m2 (số lượng tôm 120.000 con).
Nguồn giống tôm càng xanh do hộ nuôi tự sản xuất, thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống. Hiện tại, tôm thả nuôi được 50 ngày tuổi, tôm đang trong giai đoạn phát triển tốt. Điểm thu mẫu nước giám sát được đặt tại 2 vị trí (1 điểm giữa ao và 1 điểm bờ ao).
Hệ thống giám sát chất lượng nước gồm hệ thống đo lấy mẫu nước từ ao tôm nhờ hệ thống điều khiển máy bơm và các van chọn vị trí đo và phần mềm giám sát trên điện thoại di động. Sau đó, nước được bơm vào 1 bồn đo có đặt 2 cảm biến: 1 cảm biến đo nhiệt độ, 1 cảm biến đo nồng độ oxy (DO).
Bộ điều khiển hệ thống đo (PLC) sẽ đọc và xử lý tín hiệu và gửi giá trị nhiệt độ, nồng độ oxy, thời gian đo và vị trí điểm đo lên điện thoại di động thông qua phầm mềm chuyên dụng được cài đặt trên điện thoại, cho phép người sử dụng giám sát giá trị nhiệt độ và oxy của ao nuôi trực tuyến.
Khi hệ thống giám sát chất lượng nước đo giá trị nhiệt độ và nồng độ oxy nằm ngoài ngưỡng cho phép đã cài đặt sẵn thì hệ thống sẽ tự động: Cảnh báo bằng hệ thống đèn báo động, còi báo động ngay tại ao tôm, giúp người nuôi tại ao tôm có thể xử lý kịp thời như quạt nước cung cấp oxy…
Cảnh báo từ xa thông qua điện thoại di động: Phần mềm trên điện thoại di động sẽ tự động phát loa thông báo, gửi tin nhắn thông báo cho người nuôi, để có thể giám sát và xử lý tình huống ở bất cứ nơi đâu.
Hệ thống giám sát chất lượng nước được cài đặt các giá trị: Nhiệt độ cao nhất 300C, nhiệt độ thấp nhất 280C; nồng độ oxy cao nhất 6 mg/L, nồng độ oxy thấp nhất 3 mg/L; tự động xử lý khi các giá trị vượt ngưỡng: Báo còi hú liên tiếp và gửi tin nhắn vào điện thoại thông báo cho người sử dụng.
Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang Trần Phú Vinh nhận xét: “Kết quả bước đầu sau hơn một tháng giám sát chất lượng nước ao nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Bá Thạnh: Nhiệt độ nước ao nuôi có sự chênh lệnh giữa ngày và đêm dao động trong khoảng 28,9 đến 330C.
Nhiệt độ thấp nhất rơi vào khoảng 4 đến 8 giờ sáng, cao nhất rơi vào khoảng 12 đến 17 giờ. Khi nhiệt độ cao hơn 300C hoặc thấp hơn 280C, hệ thống sẽ hú còi và gởi tin nhắn đến điện thoại của chủ hộ. Từ đó, chủ hộ có biện pháp xử lý phù hợp. Oxy nước ao nuôi cũng có sự chênh lệnh giữa ngày và đêm dao động trong khoảng 2,6mg/L đến 8,7mg/L.
Oxy thấp nhất rơi vào khoảng 4 đến 7 giờ sáng, cao nhất rơi vào khoảng 13 đến 15 giờ. Khi oxy cao hơn 6mg/L hoặc thấp hơn 3mg/L, hệ thống sẽ hú còi và gởi tin nhắn đến điện thoại của chủ hộ. Từ đó, chủ hộ cho vận hành quạt nước để cung cấp oxy cho ao nuôi trong trường hợp oxy xuống thấp hơn 3mg/L có thể làm chết tôm nhằm tránh thiệt hại trong quá trình nuôi”.
Đến cuối tháng 9-2016, sẽ tiến hành thu hoạch tôm và đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống một cách toàn diện hơn. Qua đó, có thể áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng, góp phần đưa tiến bộ khoa học vào ao tôm.
Related news
Còn nhớ, khi hiện tượng cá chết bắt đầu lan đến Quảng Trị, anh chị em làm báo trên địa bàn ngay lập tức có mặt ở xã biển Vĩnh Thái và thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh). Cũng là con em nông dân, chúng tôi đau cùng nỗi đau của ngư dân...
Vấn nạn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã diễn ra trong nhiều năm nay. Các ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động xử lý ngăn chặn nhưng chưa thật sự triệt để.
Phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), nhất là các loại cá nước ngọt, xã Hoàng Quế (Đông Triều, Quảng Ninh) đang tích cực triển khai xây dựng thành vùng NTTS nhằm nâng cao năng suất, giá trị, hiệu quả.