Giảm Rụng Quả Sinh Lý Cho Bưởi
Tưới nước đủ ẩm cho bưởi: Giai đoạn này quả đang lớn rất nhanh, tưới tràn hay tưới hốc đạt độ ẩm 70-75% độ ẩm đất ít nhất xung quanh tán bưởi. Nếu trời không mưa cần tưới định kỳ 10-15ngày/lần, phủ quanh tán cây bằng nylon hay xác hữu cơ để hạn chế bốc hơi nước. Gặp khô hạn, các loại phân khoáng, phân trung vi lượng hòa tan chậm, rễ cây hút dinh dưỡng kém. Cây thiếu nước sẽ thiếu dinh dưỡng sinh ra tầng rời ở cuống quả, gây rụng quả sinh lý.
Cung cấp đủ dinh dưỡng: Thời kỳ này bưởi cần rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả non. Việc cung cấp phân khoáng vi lượng hợp lý cho bưởi cần căn cứ vào tuổi của cây, mức độ say của quả và chế độ dinh dưỡng của cây biểu hiện qua màu sắc của tán lá.
Lá có màu xanh đen biểu hiện cây thừa đạm cần bón thêm phân kali. Liều lượng 1-3kg/cây, bón dưới hình chiếu của tán lá, bón thành 4 hốc quanh tán cây, bón sâu 7-10cm.
Lá có màu xanh nhạt, xanh vàng bón phân NPK (12:5:10); NPK (13:13:13) hoặc đạm: kali tỷ lệ 1:1. Liều lượng: 2-5kg NPK hoặc 0,5-2kg đạm ure + 0,5-2kg kali clorua.
Lá có màu xanh trung bình (xanh màu lá chuối bánh tẻ). Bón phân với tỷ lệ 1đạm: 2kali. Liều lượng 0,5-2kg đạm ure + 1-4kg kali clorua.
Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bưởi dưới dạng phun các loại phân bón lá giàu vi lượng cho hiệu quả cao: Sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái cho bưởi 10-15ngày/lần giúp bưởi mau lớn ít rụng quả, chống sâu, bệnh, tăng năng suất chất lượng quả, giảm 30% lượng phân bón. Có thể dùng một trong các chế phẩm: Bio-Plant; A-H503; Atonic; Nông Trang 001 hoặc K-H502 kết hợp với Multy-K + chất bám dính phun cho bưởi 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày vào thời kỳ này cũng làm giảm quá trình rụng quả sinh lý, tăng năng suất chất lượng quả cuối vụ.
Phòng trừ tốt một số sâu bệnh chính: Ruồi (dòi) vàng đục quả, thường đẻ trứng trên lỗ chích, vết thương vỏ quả, sâu non đục vào bên trong gây thối và rụng quả. Dùng một trong các loại bẫy: Pheromone; bẫy Sofriprotein; bãy Metin ơgienon; bẫy VijubonD để diệt ruồi.
Nhện đỏ, nhện trắng làm giám quả, da quả sần sùi, quả còi cọc và rụng nhiều nếu mật độ nhện cao. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ nhện: Danilol 10EC; Pegasus 500EC; Otus 5EC… phun cho bưởi 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày từ lúc trái bưởi bằng hòn bi (đường kính quả 0,5cm).
Trên cây có bọ xít hại quả non với mật độ cao cần dùng một trong các loại thuốc: SeSaiGon 50EC; Confidor 70WG; Sutin 5EC hoặc Oshin 20WP… phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ). Nếu có nhiều bọ xít trưởng thành cần tăng nồng độ thuốc lên 2lần so với hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Related news
Gần đây, nhiều vườn bưởi da xanh của bà con nông dân bị thiệt hại do loài sâu đục trái gây hại. Ngành nông nghiệp đang tập trung hướng dẫn bà con cách ngăn chặn
Giờ đây khi cây bưởi da xanh Khánh Vĩnh đã có thương hiệu, bà con nông dân càng vui mừng và phấn khởi, có động lực tăng gia sản xuất, làm giàu chính đáng.
Vừa qua, Cty Behn Meyer (BM) cùng hơn 100 nông dân trồng bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre đã tổng hợp đút kết ra quy trình bón phân giúp canh tác bưởi đạt hiệu quả
Lạm dụng bón thừa phân đạm thì cây bưởi khi ra hoa, kết trái có biểu hiện rất tốt, nhưng chất lượng quả lại không đảm bảo, biểu hiện thường thấy là múi bị sượng
Năm 2019 được sự hỗ trợ 50% kinh phí của thành phố, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã triển khai xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn bưởi kém chất lượng