Giải Pháp Nào Để Ngăn Chặn Tình Trạng Đốn Bỏ Ca Cao?
Diện tích ca cao bị đốn bỏ hoặc chết đến đầu tháng 7-2013 ở Bến Tre là rất lớn, khoảng 1.943ha (chết 536ha). Trong đó, thành phố Bến Tre đốn 147,11ha; Châu Thành đốn 367ha; Giồng Trôm đốn 367ha, chết 536ha; Mỏ Cày Nam đốn 14ha, Bình Đại đốn 13ha.
Trước tình hình ca cao bị đốn bỏ, nông dân không quan tâm đến việc đăng ký trồng mới. Mặt khác, phương thức đầu tư cho cây ca cao giống năm 2013 phải được đấu thầu, Nhà nước chỉ hỗ trợ 40% giá cây giống, nhà cung ứng giống hỗ trợ 20%, còn lại 40% nông hộ phải có vốn đối ứng.
Để ngăn chặn việc tiếp tục đốn ca cao, Ban Điều hành Dự án ca cao (BĐH) tập trung chỉ đạo, phối hợp tích cực với các địa phương tiếp tục tổ chức họp phân tích mục đích, ý nghĩa, hiệu quả, tiềm năng, triển vọng của việc phát triển trồng ca cao xen trong vườn dừa của tỉnh và triển khai cho nông dân đăng ký trồng mới theo chỉ tiêu và tiến độ phù hợp.
Ngày 18-7-2013, BĐH Dự án ca cao đã tổ chức họp đánh giá việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, đề ra các giải pháp thực hiện đến cuối năm 2013, do ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Trưởng Ban chỉ đạo Dự án ca cao chủ trì. Tại cuộc họp, các đại biểu đã phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra nhiều giải pháp cứu lấy ca cao.
Thời gian qua có hiện tượng người dân đốn ca cao do giá xuống thấp so với các năm trước, giá bưởi da xanh tăng cao nên người dân chuyển đổi cây trồng. Tuy nhiên, ở một số nông hộ, việc đốn bỏ ca cao còn do tỉa thưa, hoặc loại bỏ các cây cho năng suất thấp do thiếu đầu tư, chăm sóc. Cần quan tâm ở các vùng xa hoặc các nơi mới phát triển diện tích chưa có cơ sở thu mua sơ chế tại chỗ nên giá bán thấp hơn các nơi khác nên người dân chưa an tâm đầu tư.
Theo đại diện Công ty Thành Hưng Thịnh, diện tích bị đốn chưa ảnh hưởng nhiều đến sản lượng của tỉnh, vì đa số những nơi này thiếu chăm sóc, kỹ thuật kém nên năng suất không đáng kể. Dự báo sản lượng ca cao của tỉnh thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nên ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất ca cao theo hướng liên kết như việc sản xuất ca cao chứng nhận vì mang lại hiệu quả rõ rệt.
Bến Tre được đánh giá là địa phương thành công trong việc trồng ca cao xen trong vườn dừa, với sản lượng khoảng 1.400 tấn hạt khô/năm. Thời gian tới, Công ty Cargill (Chương trình sản xuất ca cao chứng nhận UTZ) sẽ hợp tác cùng Sở NN&PTNT thông qua Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (TTKN-KN) chuyển giao những kỹ thuật canh tác ca cao mới cho cán bộ kỹ thuật và nông dân, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế hơn nữa.
Theo ông Huỳnh Quang Đức - Phó Giám đốc TTKN-KN, một số thông tin cho rằng việc trồng xen ca cao gây ảnh hưởng xấu đến dừa là thiếu chính xác về mặt cơ sở khoa học cũng như thực tế. Nhiều nông hộ qua nhiều năm canh tác nhận thấy, nếu đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ tác động tăng năng suất cả ca cao và dừa.
Khác với miền Đông và Tây Nguyên, việc trồng xen ca cao trong vườn dừa tại Bến Tre tạo nên sự phát triển bền vững, hiệu quả thiết thực. Hiện có 40% nhà vườn trồng chăm sóc tốt, 30% trồng thiếu chăm sóc và 30% trồng không chăm sóc nên không hiệu quả.
Ông Lê Phong Hải đã chỉ đạo tại hội nghị ngày 18-7 như sau: Trong thời gian tới, cần quan tâm phát triển ca cao phải tính đến hiệu quả, bền vững, gắn với an sinh xã hội; BĐH cần tham mưu cho Sở có kế hoạch phối hợp thông tin tuyên truyền với các đoàn thể; TTKN-KN cần tiếp tục theo dõi, đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của việc trồng xen ca cao đối với cây dừa. Và việc trồng xen ca cao trong vườn cây ăn quả cần tính toán điều kiện canh tác, mật độ phù hợp ngay từ đầu để không phải đốn bỏ sau này.
Kiên quyết không thực hiện mang tính phong trào, chú trọng nhiều đến chỉ tiêu chất lượng. Không trồng ca cao ở những nơi không phù hợp về đất đai, điều kiện canh tác, thiếu lao động chăm sóc. Giao cho BĐH chủ trì thực hiện các mô hình tổ chức sản xuất gắn kết giữa người nông dân và doanh nghiệp. Các huyện cần tiếp tục thực hiện việc triển khai đăng ký trồng mới, xác định rõ lượng giống cần.
Related news
Với sự phối hợp giữa Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Ngân Sơn, UBND xã Bằng Vân, mô hình trình diễn giống ngô lai mới NK7328 đã đạt được kết quả khá cao. Mô hình này còn được thực hiện tại xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể cũng đạt năng suất khá.
định 45 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản giai đoạn 2014-2016.
Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.
Xã Ma Thì Hồ được thành lập năm 2006 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân cư của 3 xã Mường Mươn, Si Pa Phìn và Huổi Lèng. Sau 8 năm thành lập, Ma Thì Hồ vẫn thuộc diện xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, nên rất cần sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước.
Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.