Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất Nấm Rơm
Nghề trồng nấm rơm từ lâu đã phát triển mạnh tại những vùng nông thôn Bến Tre, vì nghề này tận dụng nguồn phế phẩm phụ là: rơm thải ra khi thu hoạch lúa, lại tận dụng công lao động nhàn rỗi góp phần tăng thu nhập cho người trồng lúa. Tuy nhiên phần đông bà con nông dân trồng nấm chưa hiểu thấu đáo các đặc tính sinh học cũng như các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ) trong khi trồng nấm và nhất là chưa phát hiện được từng giai đoạn sinh trưởng của meo nấm, nguồn meo này cũng không ổn định có thể làm rơm ngày càng chua đắng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nấm.
Vì những tác động này nên diện tích và sản lượng nấm rơm trong những năm qua hầu như không tăng, phụ phẩm tồn đọng ngày càng nhiều do làm lúa tăng vụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường sinh thái. Từ thực trạng này Anh Nguyễn Hùng Nhân (Trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre) cùng với các cộng sự đã nghiên cứu và xây dựng qui trình trồng nấm theo phương pháp khoa học bằng cách ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào nghề trồng nấm rơm nhằm giúp người sản xuất hiểu được cốt lõi của qui trình trồng nấm, nâng dần: diện tích-năng suất-thu nhập nấm theo thời gian…
Theo qui trình kỹ thuật giúp bà con nông dân nâng cao năng suất nấm rơm, trước hết trong khâu làm đống ủ phải: chọn nguồn rơm nguyên liệu tốt, để xác định rõ nguồn rơm tốt phải dùng giấy thử để đo độ pH của rơm (đo độ chua của rơm, xử lý vôi đúng liều lượng); bón vôi + DAP và xạ khuẩn (nếu có) phù hợp với mục đích làm gia tăng chất dinh duỡng và giúp rơm phân hủy nhanh. Khi chọn giống nấm phải chọn nơi cung cấp giống có uy tín để chọn loại meo nấm đạt yêu cầu (phát triển nhanh, kháng sâu bệnh..).
Đặc biệt trong quá trình trồng nấm nông dân nên trang bị một số trang thiết bị kỹ thuật để hỗ trợ như dùng: kính lúp để quan sát từng giai đoạn phát triển của tơ nấm xem tơ nấm có bị thiếu phân, bị nhiễm phèn hay phát triển không đều để chăm sóc và xử lý kịp lúc đồng thời phát hiện nấm tạp để tiêu diệt; sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ môi trường.
Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp, một mặt để đậy đống ủ, ổn định nhiệt độ điều hòa ẩm độ tạo môi trường tốt cho nấm phát triển mặt khác màng phủ nông nghiệp có thể che mưa nắng khi cần, làm áo mô, chống tạo nhiệt, chắn gió…bên cạnh các thiết bị kỹ thuật này bà con nông dân có thể sử dụng thêm bình phun để: phun nước, tưới phân, xịt thuốc, phòng trừ sâu bệnh…
Các phương pháp kỹ thuật này giúp người trồng nấm hiểu được cốt lõi của qui trình trồng nấm rơm, biết cách sử dụng một số dụng cụ tiến bộ rẻ tiền như: kính lúp, nhiệt kế, giấy đo pH, màng phủ nông nghiệp; cách chọn rơm, meo giống đạt yêu cầu; cách bón phân cho đống ủ….
Mô hình đã được bà con nông dân tích cực hưởng ứng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, theo tính toán từ mô hình thử nghiệm: nếu chi phí đầu tư việc trồng nấm trên 1000m2 rơm là 100.000 đồng (chưa tính các dụng cụ kỹ thuật) có ứng dụng kỹ thuật sẽ mang lại lợi nhuận là 340.000 đồng/ 1 vụ tăng hơn 100.000 đồng so với không đầu tư tiến bộ kỹ thuật, rủi ro trong trồng nấm ít xảy ra hơn.
Ngoài hiệu quả kinh tế không nhỏ, việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong việc trồng nấm rơm còn góp phần cải thiện môi trường nông thôn bằng cách: tận dụng triệt để nguồn phế phẩm phụ biến chúng thành nơi sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đồng thời tạo ngành nghề mới làm cảnh quan nông thôn thêm sinh động, đặc biệt làm giảm tỉ lệ thất nghiệp sau khi thu hoạch lúa. Bên cạnh đó các dụng cụ kỹ thuật hỗ trợ cho việc trồng Nấm chi phí không cao, phù hợp túi tiền nông dân lại có thể sử dụng cho nhiều vụ Nấm, được ứng dụng không chỉ trên Nấm rơm mà còn trên các loại nấm khác như: bào ngư…
Với kỹ thuật mới làm cho diện tích và sản lượng nấm rơm không ngừng tăng lên, giải pháp này đã được chọn là 1 trong 22 giải pháp công nghệ đạt giải sáng tạo kỹ thuật và đề tài tự nghiên cứu của Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ nhất, do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre vừa tổ chức.
Giải pháp đã khuyến khích người trồng nấm trang bị các dụng cụ rẻ tiền, dễ áp dụng vào thực tế phục vụ cho nghề trồng nấm, phổ biến cho nông dân qui trình trồng nấm chi tiết mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn so với tập quán cũ mở ra triển vọng cho nghề trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp trồng nấm ứng dụng trên các phế phẩm nông nghiệp phụ khác như: mụn dừa, bả mía…đang tồn đọng ngày càng nhiều ở Bến Tre.
Related news
Nấm được luộc sơ trong nước sôi từ 10 - 15 phút để tế bào ngừng hoạt động. Nước luộc nên pha thêm ít muối + acid nitric (hoặc acid citric) để có độ pH=3. Sau đó, vớt ra làm nguội nhanh, ướp muối khô để rút nước chứa trong nấm.
Qua những năm gần đây, người dân ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp đã trồng nấm rơm không cần che đậy đã thành công, vẫn cho năng suất khá tốt, ít công chăm sóc, tăng số mét mô vì không cần đậy rơm nên lượng rơm đó làm số mét tăng lên.
Ủ rơm chín (rơm ướt ủ 3 ngày, rơm khô ủ 7 ngày). Cho vào khung ép thành bánh (cỡ khung 30 X 22 X 12cm). Gói vào bao nylon đem phơi nắng một ngày, để nguội một đêm rồi cấy meo (một bọc meo cấy 7-10 bánh rơm). Cấy xong, gói lại để nơi thoáng mát. Sau 7 ngày, mở bao, đem bánh rơm vào nhà kín, chất lên kệ. Dùng bình xịt phun nước (bình 8 lít phun 600 bánh rơm) giữ nhiệt ở 36oC. Nếu nhiệt độ giảm tiếp tục phun nước, còn nhiệt độ tăng, mở cửa thoát nhiệt. Sau 4 ngày, nấm to bằng ngón tay, phun thuốc tăng trưởng Komik (lọ 20cc pha bình 8 lít phun 600 bánh rơm). Sang ngày thứ năm, có thể thu hoạch nấm rơm và việc thu hoạch kéo dài liên tiếp 10 ngày. Thu hoạch xong đợt, quét dọn nhà kín, khử trùng bằng vôi bột để trồng tiếp đợt sau.
Cư dân 2 huyện Thốt Nốt và Ô Môn (Cần Thơ) xem trồng nấm rơm là nghề truyền thống của họ. Người có tuổi nghề ít nhất là 20 năm.
Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính rơm, đất