Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới song thường xuyên đối mặt với những biến động thất thường.
Người dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê.
Trong vòng 3 năm qua (từ cuối năm 2016), tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê của cả nước trong đó có tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều thách thức khi giá cả liên tục lao dốc, kéo dài.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận tập hợp và đại diện cho các cá nhân, đơn vị liên quan trong ngành cà phê hoạt động tại Đắk Lắk phối hợp tạo ra mối liên kết trong tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, các loại cà phê có chứng nhận chất lượng cao…) đã bàn các giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá.
Một trong những giải pháp đáng quan tâm tại Đại hội Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ III (2019-2024) diễn ra cuối tuần qua qua là nâng cao chất lượng cà phê bằng cách tập trung khâu chế biến sâu, hạn chế chạy theo số lượng xuất khẩu thô. Hiện Đắk Lắk đã có hơn 150 cơ sở rang say, chế biến sâu sản phẩm cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột (tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm cà phê nhân đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng bạ vào năm 2005).
Thông qua các sản phẩm cà phê chế biến sâu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện được thương hiệu cà phê Việt, tạo liên kết chuỗi sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho cà phê nhân. Cùng với việc phát triển cà phê chế biến sâu, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột còn quan tâm đến phát triển cà phê đặc sản. Thị phần cà phê đặc sản chỉ dưới 10% nhưng doanh thu chiếm tới 37% tổng doanh thu toàn ngành cà phê thế giới.
Sản phẩm cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã có mặt tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nâng cao thương hiệu cà phê Việt, hiệp hội đã vạch ra nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới là đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê quốc tế.
Đến nay đã có 12/17 quốc gia đồng ý bảo hộ thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” gồm các nước Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bỉ... Các quốc gia từ chối bảo hộ gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Vương quốc Anh với các lý do khác nhau. Do đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tham vấn các chuyên gia và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tìm phương thức bảo hộ khác tại các thị trường này.
Related news
Nguồn lực để đầu tư phát triển và trả nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những nội dung tiếp tục được các đại biểu HĐND tỉnh quan tâm trong các phiên thảo luận hôm qua 10.12.
Ngày 15.12, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bắt tay vào việc gieo sạ 42.500ha lúa và triển khai sản xuất hàng chục nghìn héc ta rau màu vụ đông xuân 2015-2016. Khác với xu hướng tăng cao, giá những loại giống và vật tư nông nghiệp thiết yếu vẫn bình ổn...
Phòng Kinh tế TP.Hội An đang phối hợp với UBND các xã, phường tổ chức triển khai cho nông dân ký cam kết an toàn thực phẩm trong nông, ngư nghiệp.
Những năm gần đây, vùng bãi bồi trồng hoa màu ven sông Vu Gia qua thôn Mỹ Phiếm (thôn 10), xã Đại Cường, Đại Lộc được ví như “bầu sữa” ngọt nuôi nấng đàn bò khổng lồ, đem lại cuộc sống no ấm nơi đất nghèo.
Người trồng hoa tết ở Hội An đang lo âu bởi thời tiết không ổn định, trong khi đó rất ít khách hàng đến đặt mua trước.