Giải bài toán điện cho thanh long
Thanh long được tỉnh Bình Thuận xác định là loại cây trồng lợi thế, xóa đói giảm nghèo.
Với hiệu quả mang lại, những năm qua, diện tích thanh long của tỉnh không ngừng được mở rộng.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, ngành điện đã tích cực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện phục vụ sản xuất loại cây trồng lợi thế này.
Ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, hệ thống lưới điện đóng vai trò rất quan trọng.
Có điện chong đèn, thanh long cho ra quả nghịch vụ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cũng như hàng ngàn hộ dân khác trong huyện Hàm Thuận Nam, gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Phú Phong, xã Hàm Mỹ đã khá lên nhờ canh tác thanh long chong đèn.
Với 1.100 trụ trên diện tích hơn 1 héc-ta, trừ hết các chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng, có năm lên đến 300 triệu nhờ bán được giá.
Ông Trung khẳng định: “Trồng thanh long mà không có điện không thể phát triển được đâu.
Tại vì cái hàng mùa, giá nó bấp bênh, mà sản lượng lại không có.
Ví dụ trên 1.000 trụ nó ra một đợt vậy có 1 - 2 tấn thôi, nên buộc phải chạy điện nghịch vụ.
Nếu không có điện thì nông dân không khá lên được.”
Từ khi cây thanh long trở thành cây trồng lợi thế, giúp hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, diện tích thanh long trong tỉnh Bình Thuận tăng lên chóng mặt.
Lúc đầu theo quy hoạch đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 15.000 héc-ta thanh long.
Thế nhưng diện tích vào năm 2011 đã là 18.600 héc-ta, vượt xa kế hoạch.
Không dừng lại ở đó, diện tích thanh long mỗi năm lại tiếp tục tăng thêm.
Nắm bắt được tình hình đó, ngành điện đã chủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phát triển cây trồng lợi thế của địa phương.
Những công trình đáng kể đến là: lưới điện 220KV với trên 82km đường dây và 250MVA dung lượng trạm; lưới điện 110KV với hơn 66km đường dây và 586MVA dung lượng trạm; Lưới điện phân phối với gần 782km đường dây trung thế, 307km đường dây hạ thế và 74MVA dung lượng trạm biến áp phân phối...
Nhờ đó, sản lượng điện phục vụ sản xuất thanh long đến năm đạt 568 triệu kWh, tăng 2,36 lần so với năm 2010.
Ông Nguyễn Thành Ngôn, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận cho biết: “Ngành điện trong năm 2010 - 2015 đã triển khai đầu tư xây dựng với một khối lượng đầu tư rất lớn, khoảng 1.355 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn, đầu tư cho các hệ thống truyền tải để đáp ứng nhu cầu dùng điện cho chong đèn thanh long ngày càng phát triển.”
Trong số những công trình đã được đầu tư trên địa bàn Bình Thuận, Trạm biến áp 110KV Ma Lâm vừa đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các vùng thiếu điện canh tác thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc.
Anh Bùi Công Tín ở xã Thuận Minh vừa được câu bình hạ thế 75 kVA để chong đèn gần 2.000 trụ thanh long của gia đình chia sẻ: “Những năm trước đây hạ bình rất khó khăn.
Từ khi có trạm 110KV Ma Lâm đóng điện vận hành thì đủ điện cung cấp cho bà con chúng tôi.
Nên hiện tại bây giờ mình đăng ký hạ bình phục vụ chong đèn thanh long thì cũng tương đối nhanh.”
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc cũng cho biết: “Hiện nay toàn huyện có 9.000 héc-ta thanh long với khoảng 18.000 hộ nông dân tham gia sản xuất.
Ngoài yếu tố đầu tư, chăm sóc và nước tưới, thì điện thắp sáng thanh long cho ra trái vụ là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, góp phần quan trọng vào kinh tế xã hội của huyện nhà.”
Tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 24.000 héc-ta thanh long.
Diện tích tăng vượt xa quy hoạch kéo theo nhu cầu điện cho phụ tải thanh long tăng thêm.
Do vậy, tới đây, ngành điện sẽ tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hệ thống để theo kịp tốc độ phát triển của loại cây trồng lợi thế này.
Ngoài ra, Điện lực Bình Thuận cũng đang tăng cường vận động người dân chuyển đổi 100% bóng đèn sợi đốt qua bóng đèn compact tiết kiệm điện nhằm đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ phát triển thanh long trong những năm tiếp theo.
Related news
Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).
Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...
Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.
Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nắng nóng kéo dài cộng với sùng đất gây hại đã khiến nhiều diện tích mì ở thị trấn Cam Đức (Cam Lâm, Khánh Hòa) bị thiệt hại với tỷ lệ khoảng 40%. Sau mấy cơn mưa vừa qua, người dân muốn trồng dặm lại mì, nhưng nguồn hom giống thiếu hụt.