Giá thành sản xuất lúa HT 2015 là 4.099 đ/kg
Bộ Tài chính vừa công bố giá thành lúa HT 2015 ở ĐBSCL. Theo đó, sau khi thống nhất với Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ HT 2015 ở các tỉnh, TP thuộc ĐBSCL như sau: An Giang 4.303 đ/kg, Bến Tre 4.219 đ/kg, Cà Mau 3.133 đ/kg, Đồng Tháp 3.935 đ/kg, Hậu Giang 4.010 đ/kg, Kiên Giang 3.913 đ/kg, Long An 4.977 đ/kg, Sóc Trăng 4.167 đ/kg, Tiền Giang 4.517 đ/kg, Trà Vinh 4.297 đ/kg, Vĩnh Long 4.105 đ/kg, Cần Thơ 3.606 đ/kg. Giá thành bình quân toàn vùng là 4.099 đ/kg. Như vậy, giá thành bình quân lúa vụ HT 2015 ở ĐBSCL cao hơn 196 đ/kg so với giá thành bình quân vụ HT 2014.
Căn cứ vào mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ HT 2015 do Bộ Tài chính công bố như trên, các cơ quan có thẩm quyền, các DN, cá nhân mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất lúa vụ HT 2015.
Related news
Từ tháng 2, bà con ngư dân 3 xã biển trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc bước vào vụ khai thác sứa biển. Đây là một nghề khá mới nhưng đã góp phần quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Trước đó, như Báo Quảng Ngãi điện tự đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao (Sơn Hà) và xã Trà Thọ (Tây Trà) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.
Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định của nhà nhập khẩu, có đầu ra ổn định thì nghề nuôi tôm mới có thể phát triển ổn định và bền vững.
Tại tỉnh Bến Tre, huyện Ba Tri phát triển nghề chăn nuôi vịt chạy đồng quy mô lớn nhất tỉnh. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ nuôi vịt thịt và nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian qua, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh lân cận Bến Tre, đã tác động mạnh đến đầu ra của sản phẩm gia cầm, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng
Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.