Giá ngũ cốc ngày 28/9: Ngô, lúa mì giảm và đậu tương tăng
- Giá ngô giảm 0,3% xuống mức 5,37-3/4 USD/bushel
- Giá lúa mì giảm 0,4% xuống 7,19-3/4 USD/bushel
- Giá đậu tương tăng 0,2% lên 12,85-1/4 USD/bushel.
Trên sàn giao dịch Chicago ngày 29/8 giá ngô giảm từ mức cao nhất trong 4 tuần do tiến độ thu hoạch được đẩy nhanh ở Mỹ gây áp lực lên giá. Giá lúa mì giảm phiên thứ hai liên tiếp và giá đậu tương tăng.
Giá ngô được giao dịch trên sàn Chicago (CBOT) đã giảm 0,3% xuống mức 5,37-3/4 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 31/8 lên 5,40 USD/bushel.
Giá lúa mì được giao dịch ngày 28/9 trên sàn Chicago giảm 0,4% xuống 7,19-3/4 USD/bushel.
Giá đậu tương được giao dịch trên sàn Chicago ngày 28/9 tăng 0,2% lên 12,85-1/4 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết vụ thu hoạch của Mỹ đã hoàn thành 18% đối với ngô và 16% đối với đậu tương, cả hai đều tăng nhẹ so với mức trung bình 5 năm lần lượt là 15% và 13%.
Xuất khẩu đậu tương của Mỹ trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, trong khi các lô hàng ngô xuất khẩu đạt mức cao nhất trong một tháng do các bến cảng của Bờ Vịnh Louisiana tăng cường hoạt động trở lại sau khi đã bị gián đoạn gần một tháng bởi cơn bão Ida.
Tuy nhiên, tốc độ xuất khẩu tính đến thời điểm này vẫn dưới mức trung bình trong năm do một số nhà ga vẫn đóng cửa hoặc hoạt động với công suất giảm.
USDA ngày 27/9 xác nhận Mỹ đã bán 334.000 tấn đậu tương cho Trung Quốc - nước mua hạt có dầu lớn nhất thế giới, đây cũng là một yếu tố hỗ trợ giá đậu tương kỳ hạn.
Một số thương nhân cũng lạc quan rằng Trung Quốc có thể mua nhiều ngũ cốc của Mỹ hơn sau khi một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến việc Canada thả Giám đốc Tài chính Meng Wanzhou của Huawei vào tuần trước.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã buộc các nhà máy chế biến đậu tương ở một thành phố phía đông bắc Trung Quốc phải đóng cửa trong ít nhất một tuần. Động thái nhằm cắt giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo nguồn cung cấp điện ngày càng cạn kiệt. Nếu các nhà máy vẫn chưa hoạt động trở lại trong một thời gian dài, nhu cầu về đậu tương từ Trung Quốc sẽ giảm xuống rõ ràng và gây áp lực lên giá đậu tương.
Trong tuần này, thị trường đang mong chờ Báo cáo Tồn kho ngũ cốc hàng quý được Bộ nông nghiệp Mỹ công bố vào ngày 30/09 tới. Số liệu được kỳ vọng không có chênh lệch quá lớn so với báo cáo Cung - cầu tháng 9/2021. Tuy nhiên, với tâm lí mong chờ cùng với các thông tin hiện tại đều chưa rõ ràng thì thị trường tuần này có thể sẽ có những biến động mạnh hơn.
Các nhà phân tích kỳ vọng chính phủ sẽ báo cáo dự trữ ngô ngày 1/9 của Mỹ ở mức 1,155 tỷ bushel, thấp hơn mức 1,187 tỷ bushel mà USDA dự báo trong báo cáo cung/cầu hàng tháng cuối cùng vào ngày 10/9.
Các nhà phân tích cũng cho biết, giá xuất khẩu lúa mì của Nga tăng tuần thứ 11 liên tiếp. Lúa mì Nga loại 12,5% protein bốc dỡ từ các cảng Biển Đen để xuất khẩu trong nửa đầu tháng 10 là 304 USD/tấn, tăng 3 USD so với tuần trước.
Related news
Tuần qua, giá tiêu xuất khẩu tăng 50 USD/tấn. So với đầu tháng, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng tới 165 USD/tấn
Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan tuần qua giảm xuống mức thấp nhất 18 tháng do đồng baht suy yếu, trong khi nhu cầu tăng từ Châu Phi khiến giá gạo Ấn Độ
Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9/2021 đạt 6.359 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 25,73 triệu USD