Giá lúa gạo hôm nay 24/5: Gạo nguyên liệu và thành phẩm giảm
Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay (24/5) giảm nhẹ 100 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu IR 504 giảm 100 đồng/kg xuống 8.900 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.300 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ổn định 8.700 đồng/kg; cám vàng ở mức 7500 đồng/kg.
Tại thị trường An Giang giá lúa gạo ổn định, giá lúa OM 5451 6.100-6.300 đồng/kg. Giá nếp vỏ tươi 4.900-5.100 đồng/kg. Giá nếp vỏ khô 6.800- 7.000 đồng/kg; giá lúa IR 50404 6.000-6.100 đồng/kg; giá lúa OM 9577 6.050 đồng/kg; lúa OM 9582 6.050 -6.200 đồng/kg; giá lúa OM 6976 6.000 – 6.200 đồng/kg. Giá lúa OM 18 6.400-6.500 đồng/kg.
Giá gạo thường 11.000-12.000; gạo nàng hoa 16.200 đồng/kg; gạo sóc thường 14.000 đồng/kg. Gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái 17.000 đồng/kg; gạo thơm đài Loan trong 20.000 đồng/kg. Gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, giá gạo giảm do lượng gạo nguyên liệu bán ra hạn chế, thị trường giao dịch chậm.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ổn định. Hiện gạo 5% tấm ở mức 493-497 USD/tấn; gạo 25% tấm 468-472 USD/tấn; gạo 100% tấm 423-427 USD/tấn và Jasmine 558-562 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo tăng trưởng bất chấp đại dịch
Mới đây, Việt Nam tiếp tục trúng được gói thầu xuất khẩu gạo đi Hàn Quốc. Nhờ vậy, thị trường lúa, gạo trong nước trở nên sôi động hơn.
Doanh nghiệp của ông Bình (TP Cần Thơ) vừa trúng được gói thầu xuất khẩu gạo đi Hàn Quốc, với khối lượng hơn 22.000 tấn. Ông rất phấn khởi vì đây là thị trường rất tiềm năng và có giá xuất khẩu khá tốt.
"Hàn Quốc là thị trường đẳng cấp cao và rất khó tính. Gạo phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn mới vào được và giá của họ rất cao", ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ nói.
Với giá gạo xuất khẩu hiện tại, trừ các chi phí vận chuyển, doanh nghiệp thu về hơn 500 USD/ tấn. Hiện nhà máy của ông Bình đang đẩy mạnh thu mua, chế biến để kịp giao các đơn hàng đã ký.
Tính tới đầu tháng 5/2021, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn, mang về hơn 1 tỷ USD, tăng khoảng 2% so với cùng năm ngoái.
Kết quả này cho thấy, nỗ lực của doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường, đặc biệt thực hiệu quả mục tiêu kép đúng với chỉ đạo của Chính phủ là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trong năm nay.
Theo đó, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng dự kiến là 15,5 triệu tấn; Việt Nam duy trì giữ vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, đứng thứ ba là Thái Lan.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào khoảng 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm nay với 2,9 triệu tấn, sau đó là EU và Philippines. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với năm 2019.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng năm 2021 đạt 269.224 tấn, trị giá 145,9 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5/2021 đạt 2.241.960 tấn, trị giá 1,21 tỷ USD.
Related news
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đảo chiều tăng lần đầu tiên trong vòng 7 tuần qua do đồng rupee mạnh lên, trong khi giá gạo Thái Lan
Giá lúa mì của Mỹ được giao dịch trong phiên đóng cửa ngày 22/5 giảm, chạm mức thấp nhất trong một tháng do cải thiện triển vọng của vụ mùa ở đồng bằng Mỹ.
Giá lúa mì xuất khẩu của Ukraine đã đảo ngược xu hướng, trong tuần qua giá giảm 6 USD/tấn nhờ dự báo mùa vụ được cải thiện ở các khu vực sản xuất chính.