Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Cá Tra Xuống Không Lên, Vì Sao?

Giá Cá Tra Xuống Không Lên, Vì Sao?
Publish date: Monday. May 6th, 2013

Trong quá khứ, giá cá tra nguyên liệu cũng nhiều lần lên đỉnh rồi lao dốc nhưng chu kỳ chỉ kéo dài vài ba tháng, tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, quy luật ấy đã hoàn toàn thay đổi khi giá nguyên liệu ngày một giảm sâu.

Giá cá tra giảm mạnh do nông dân mất quyền “mặc cả” trong các vụ mua bán. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần Gò Đáng - Tiền Giang (GODACO) đang chế biến cá tra xuất khẩu - Ảnh: Trung Chánh

Nông dân mất quyền “mặc cả”

Lý giải của một số nhà chuyên môn và doanh nghiệp xuất khẩu cho biết có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh, đó là do sự thay đổi cơ cấu sản xuất nguyên liệu từ trong nước và sự cạnh tranh phá giá giữa các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) cho biết: “Do người dân mất quyền đàm phán trong các hợp đồng mua - bán giữa họ với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra”.

Theo ông, chẳng hạn, trước đây nhu cầu nhập khẩu của các nước cần 1 triệu tấn cá nguyên liệu từ Việt Nam nhưng sản lượng tự doanh nghiệp nuôi chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu, 60% còn lại từ nông dân. Nghĩa là để đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu của các nước (cần 1 triệu tấn nguyên liệu), bắt buộc doanh nghiệp phải mua thêm cá của dân, lúc đó nông dân nắm quyền chủ động trong đàm phán mua - bán, giá cá có lợi cho dân.

Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, cơ cấu sản xuất nguyên liệu có sự thay đổi, lượng cá tự doanh nghiệp nuôi tăng lên (ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, cho biết sản lượng cá do doanh nghiệp tự nuôi hiện chiếm đến 70% tổng sản lượng cá sản xuất ra mỗi năm), trong khi đó, sản lượng cá nông dân nuôi ngày càng giảm (lỗ lã liên tục tiếp diễn), tức nông dân mất quyền đám phán trong các hợp đồng mua - bán, giá nguyên liệu sụt giảm, gây bất lợi cho họ.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng -Tiền Giang (GODACO) cho biết: “Tôi đồng tình với ý kiến của anh Kịch nhưng chưa đủ”.

Theo ông Đạo, một khi doanh nghiệp tự ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào rồi thì họ không cần mua thêm cá bên ngoài nữa (cá của dân nuôi). “Tuy nhiên, tôi nghĩ có thêm một nguyên nhân nữa là hiện nay có một số doanh nghiệp gặp khó khăn về lãi suất ngân hàng, cho nên, giá nào họ cũng muốn bán để quay vòng vốn hoặc hạ chất lượng sản phẩm xuống để bán giá thấp, giành thị trường, điều này cũng làm giá nguyên liệu không có chiều hướng tăng lên suốt thời gian qua”, ông Đạo cho biết.

Lối đi hẹp với người nuôi

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho người nông dân, có không ít nhà chuyên môn khuyến khích nông dân nuôi cá tra nên mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi các đối tượng khác hoặc chỉ nuôi khi có địa chỉ tiêu thụ sản phẩm trước.

Chủ tịch VN Pangasius, ông Nguyễn Việt Thắng, khuyến cáo nông dân chỉ nuôi cá tra khi có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy chế biến xuất khẩu. Theo ông Thắng, sắp tới VN Pangasius sẽ đề xuất với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc cho nông dân nuôi cá tra được vay vốn ưu đãi đối với những trường hợp có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Trong khi đó, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long, cho biết tỉnh đang khuyến khích nông dân bỏ cá tra chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác như: cá rô phi, cá lóc, cá tai tượng, cá điêu hồng… Lý do để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long đưa ra khuyến khích như trên do nuôi những loại thủy sản này ít tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, giá bán và tiêu thụ khá ổn định. Thực tế, chỉ trong quí 1-2013, toàn tỉnh đã có khoảng 28,5/323 héc ta diện tích ao nuôi cá tra được chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác.

Ông Đạo của GODACO, cho biết bây giờ phải “gom” lại, sắp xếp lại, hỗ trợ vốn… để hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra được bài bản hơn, như vậy mới mong vực dậy lại ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá tra. Ông nói: “Trước giờ VASEP là “chủ xị” của doanh nghiệp trong việc sắp xếp lại hoạt động xuất khẩu cũng như đề xuất các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ nhưng kết quả đạt được chưa như mong đợi”.

Thực tế, thời gian qua, có nhiều gói hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá tra như gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng hoặc cho doanh nghiệp vay ngoại tệ với lãi suất thấp thay vì tiền đồng cũng như các đề xuất ban hành giá sàn xuất khẩu… tuy nhiên, ngành cá tra vẫn cứ rơi vào khủng hoảng, số hộ nông dân phá sản ngày một gia tăng.

Có lẽ vì thế mà ông Trương Đình Hòe của VASEP cho biết: “Bây giờ tôi cũng không biết phải bình luận như thế nào nữa”. Trong khi đó, một vị lãnh đạo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL (yêu cầu không nêu tên) nói: “Hãy để tự thân nó (ngành cá tra) và thị trường quyết định thôi, càng “cứu” càng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Riêng đối với nông dân nuôi cá tra, tôi thấy “mối lương duyên” của họ với con cá tra ngày một hẹp dần…”. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong vài năm gần đây, dù ngành chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn đạt mức tăng trưởng tốt.

Cụ thể, nếu như năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt hơn 1,4 tỉ đô la Mỹ, thì sang năm 2011 vượt lên trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 26,5% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 - theo nhiều doanh nghiệp là năm đặc biệt khó khăn đối với cá tra Việt Nam - nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 1,74 tỉ đô la Mỹ, giảm 3,4% so với năm 2011 nhưng tăng trên 20% so với năm 2010.


Related news

Phân bón tăng giá, nông dân khó khăn Phân bón tăng giá, nông dân khó khăn

Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...

Wednesday. June 24th, 2015
Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội) Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội)

Với lợi thế có Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư đóng trên địa bàn, những năm qua, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động Nhân dân chuyển từ cấy lúa sang sản xuất cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. June 24th, 2015
Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía

Vụ mía đường 2014 - 2015, thời tiết khô hạn kéo dài, giá đường xuống thấp, tiêu thụ chậm đã gây không ít khó khăn cho các nhà máy. Tuy nhiên, các nhà máy đường vẫn tập trung triển khai vụ ép mới, nâng cao năng suất để sẵn sàng cho một vụ ép mới hiệu quả hơn.

Wednesday. June 24th, 2015
Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê

Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Wednesday. June 24th, 2015
Nuôi trùn quế bằng rác thải thực vật hữu cơ Nuôi trùn quế bằng rác thải thực vật hữu cơ

Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Wednesday. June 24th, 2015