Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt

Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt
Publish date: Wednesday. July 15th, 2015

Ông Nguyễn Quý Lộc, cán bộ khuyến nông phường Trà Cổ, cho biết: Cách đây khoảng 2 năm, mỗi ngày ngư dân trên địa bàn phường đánh bắt ghẹ đạt từ 70kg đến 1 tạ. Nhưng hơn một năm trở lại đây, sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; trung bình mỗi ngày, một ngư dân làm nghề khai thác ghẹ cũng chỉ thu hoạch được nhiều nhất khoảng 6kg.

Còn ông Phạm Ngọc Kha (khu Đông Thịnh, phường Trà Cổ) là ngư dân có trên 30 năm làm nghề khai thác hải sản, thì chia sẻ: Ghẹ tập trung không chỉ riêng ở mỗi vùng biển của phường Trà Cổ mà còn phân bố ở các địa phương lân cận, như xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, phường Bình Ngọc. Trước đây, ghẹ nhiều đến mức có người một ngày khai thác khoảng vài tạ. Cách đánh bắt ghẹ đơn giản, ngư dân chủ yếu đi trên thuyền, mảng thả lưới, thời gian bắt đầu đánh từ 3 giờ chiều, đến tầm 3 giờ sáng thì kéo lưới lên. Mùa ghẹ ở Trà Cổ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm…

Ghẹ Trà Cổ nổi tiếng thơm ngon, không giống như ghẹ ở các nơi. Theo ông Kha, ghẹ Trà Cổ có trọng lượng nhỏ hơn ghẹ các vùng khác, trung bình chỉ khoảng 10 con/1kg. Nhưng bù lại, ghẹ Trà Cổ rất khoẻ, thịt chắc và màu trắng tuyết, có mùi thơm đặc trưng. Ghẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tuỳ thuộc vào sở thích và thực đơn mỗi người. Vì thế từ trước đến nay, ghẹ Trà Cổ vẫn là món ăn ngon đặc biệt yêu thích đối với rất nhiều người.

Vì là đặc sản nên giá ghẹ hiện nay cũng rất cao, tuỳ thuộc vào chủng loại, trung bình giá ghẹ giao động từ 200.000 - 800.000 đồng/kg. Ghẹ Trà Cổ đem lại thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân. Hiện nay trên địa bàn phường Trà Cổ có tới 70% người dân sống và làm nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 221 hộ dân có khai thác đánh bắt ghẹ truyền thống. Được biết, từ năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với TP Móng Cái đã xây dựng dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu ghẹ Trà Cổ”, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu, nhãn mác, phát triển thị trường cũng như khai thác bền vững nguồn lợi ghẹ Trà Cổ. Tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2015 (tổ chức vào tháng 5 tại TP Hạ Long), ghẹ Trà Cổ là sản phẩm được trưng bày để quảng bá giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và du khách.

Mặc dù đã được chọn làm thương hiệu, nhưng đáng buồn là trong vòng 2 năm trở lại đây, ghẹ Trà Cổ đang bị sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng. Lý giải nguyên nhân này, ông Khổng Minh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND phường Trà Cổ, cho biết: Hiện nay, ngư dân đã sử dụng các loại tàu có công suất lớn, cách thức đánh bắt và khai thác tận diệt nên sản lượng ghẹ trong tự nhiên bị sụt giảm. Phường Trà Cổ đã nghiêm cấm ngư dân không sử dụng cách đánh bắt tận diệt và hạn chế đánh bắt ghẹ có kích thước nhỏ để bảo đảm duy trì nguồn lợi và bảo tồn ghẹ tự nhiên trên địa bàn. Ông Nguyên cho biết thêm, hiện phường chỉ quản lý số lượng tàu thuyền của ngư dân trong phường còn số lượng phương tiện và ngư dân các địa phương khác khai thác thì cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương để bảo vệ không chỉ con ghẹ mà còn nhiều loài hải sản khác.


Related news

Trái Cây Giảm Giá Trái Cây Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá bán lẻ nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, mận, xoài, nho… hiện giảm 3.000- 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Tuesday. November 19th, 2013
Ngư Dân Trúng Cá Mè Ngư Dân Trúng Cá Mè

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

Wednesday. November 20th, 2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.

Wednesday. November 20th, 2013
Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

Wednesday. November 20th, 2013
90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy 90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

Wednesday. November 20th, 2013