Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh
Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.
Ở vùng đất này, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới. Đa phần các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển Trà Vinh không nắm vững quy trình, kỹ thuật nuôi… Nguồn tôm giống phụ thuộc ngoài tỉnh nên chất lượng con giống rất khó quản lý. Do vụ tôm sú năm 2012 phần lớn hộ dân bị thiệt hại nên nhiều hộ nuôi đã chuyển một phần diện tích nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Chỉ tính riêng huyện Cầu Ngang, trong số 4.980 ha nuôi tôm sú trước đây, có hơn 2.000 ha có kế hoạch chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung ở khu vực vùng mặn thuộc các xã: Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây và một phần ở các xã: Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn, Thuận Hòa và Mỹ Hòa.
Đa dạng hoá đối tượng nuôi ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh là một chủ trương đúng. Tuy vậy, việc mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cần thận trọng bởi cơ sở hạ tầng, trình độ người nuôi còn nhiều hạn chế, trong khi đó loài thuỷ sản này có nhiều yếu điểm kể cả trong quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
Related news
Lái Thiêu, vùng đất màu mỡ bên dòng sông Sài Gòn nức tiếng gần xa với những mùa trái chín trĩu quả đã trở thành một định danh du lịch độc đáo của Bình Dương nói riêng và Đông Nam bộ nói chung. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu vì thế trở thành một định danh quen thuộc trong tâm tưởng nhiều người.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước (Thanh Hóa) có từ lâu, nhưng người dân chỉ nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm mật ong chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng nay, nghề này đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” do Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tài trợ.
Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp trồng điều tỉnh Bình Phước, mấy ngày gần đây thời tiết diễn biến xấu đã khiến nhiều vườn điều đang thời kỳ trổ hoa kết trái bị rụng hoa nhiều, nguy cơ khó đậu trái, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.
Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)” nằm trong Chương trình Phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi do Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên triển khai trong 2 năm (từ tháng 1/2011 đến hết năm 2012) đã mang lại hiệu quả rõ nét. Dự án đã tạo ra những mô hình điểm về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.