EU tài trợ Việt Nam phát triển nuôi tôm bền vững
Để giúp người nuôi tôm có thể nuôi tôm theo hướng bền vững và tạo ra sản phẩm an toàn, sinh thái, gắn liền với trách nhiệm xã hội nên Liên minh châu Âu (EU) đã đứng ra tài trợ cho Việt Nam đi theo hướng này.
Dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng tại Việt Nam (SusV) vừa được triển khai tại ba tỉnh có thế mạnh về nuôi tôm là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau – những tỉnh chiếm 93% diện tích sản xuất tôm và 84% sản lượng tôm mỗi năm của Việt Nam.
Tổng số tiền cho dự án là hơn 2,5 triệu euro (tương đương khoảng 62,5 tỉ đồng), trong đó, 80% do EU tài trợ, còn lại từ Oxfam và Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS). Thời gian diễn ra trong 4 năm từ năm 2016 đến năm 2020
Một trong những mục đích của dự án là hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc cải thiện các tác động xã hội và môi trường của sản xuất và chế biến tôm.
Bên cạnh đó, dự án sẽ giúp cho các cơ sở chế biến tôm quy mô nhỏ có thể tiếp cận hiệu quả nguồn tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất. Lý do quan trọng mà EU tài trợ cho dự án này vì do đây là một trong những thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và thị trường này đang có nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm sinh thái.
Theo một thành viên của ban dự án, nếu Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn sinh thái thì đó là chìa khóa để đảm bảo tăng thị phần ở EU vì những hộ dân khi tham gia vào dự án này sẽ nuôi tôm theo những tiêu chuẩn bền vững, được đánh giá tác động xã hội và đảm bảo sự đa dạng sinh học... nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn và bền vững như mục tiêu dự án đưa ra.
Related news
Có kích cỡ nhỏ hơn những trái thông thường, giá lại rẻ, nên măng cụt, sầu riêng, bưởi "nhí" được khá nhiều người tiêu dùng Sài Gòn lựa chọn.
Sau gần 2 năm thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014 đến nay việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho các tàu cá đánh bắt xa bờ theo nghị định trên đã đạt được kết quả nhất định và được ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển hưởng ứng, với 14.977 tàu cá có công suất trên 90CV được bảo hiểm.
Mưu sinh trên vùng biển Hoàng Sa nhiều hiểm nguy, nhưng ngư dân miền Trung với khí phách quật cường chưa bao giờ từ bỏ. Tàu này chìm, tàu khác được đóng thế để mang sứ mệnh vươn khơi, bám biển giữ ngư trường, là những “cột mốc sống” trên Biển Đông…
Hiện tượng cá giò nuôi chết khu vực Bến Do trên vịnh Bái Tử Long (TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) bắt đầu xảy ra từ chiều 11.8. Dân phản ánh hàng chục tấn cá chết nhưng chính quyền nói chỉ có vài tạ.
Năm 2016 được dự kiến tiếp tục là năm thắng lợi của ngành tôm Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD (lớn hơn gạo). Với tầm quan trọng của ngành tôm, hôm nay 15.8, tại Bình Thuận, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị quản lý tôm giống nước lợ với sự tham dự của đại diện cả 28 tỉnh, thành ven biển nước ta..