Đừng Vội Chặt Bỏ Cây Điều

Trong khi nhiều nông dân trồng điều trên địa bàn huyện Hàm Tân (Bình Thuận) lao đao bởi cây điều liên tục mất mùa, rớt giá trong nhiều năm qua, thì vườn điều của gia đình anh Phạm Hùng Dũng ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là mùa điều năm nay.
Tuy điều mới bắt đầu vào vụ khoảng 10 ngày, nhưng vườn điều rộng 11 ha của anh đã thu hoạch được hơn 4 tấn hạt. Những ngày này, trái điều chín cây rụng đầy dưới gốc, hàng chục công nhân tất bật với công việc thu lượm hạt nhưng không xuể.
Anh Dũng cho biết: Để trái tự rụng cho hạt già, khỏi phải dùng khèo nèo rung, hái làm ảnh hưởng đến trái non, bông điều đang lớn. Ước tính thu hoạch cả vụ toàn vườn sẽ đạt khoảng 30 tấn. Trung bình năng suất trên 2,5 tấn/ha. Với giá bán 29 ngàn đồng/kg, anh thu nhập hơn 800 triệu đồng trong vụ điều năm nay.
Anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm: Để cây điều đạt năng suất cao thì giai đoạn quan trọng nhất là khi cây ra bông. Trong giai đoạn này, luôn chú trọng khâu phun thuốc ngừa bệnh, bổ sung thêm các loại phân để cung cấp thêm vi lượng cho cây. Nhờ đó, cây sẽ phát triển tốt, tỷ lệ đậu trái cao.
Ngoài ra, nông dân còn phải thường xuyên tỉa cành tạo tán cho vườn điều. Việc thường xuyên tỉa cành tạo tán không những hạn chế sâu bệnh, dễ thu hoạch mà còn loại bỏ những cành phụ, ít hiệu quả. Từ đó, cây có sức để nuôi những cành chính nhiều trái, vì vậy sẽ nâng cao được năng suất của cây.
Ở Hàm Tân, hàng chục năm qua cây điều vốn là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả, rồi dần là nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến xuất khẩu chủ lực của tỉnh, nên không ít hộ trồng điều và cơ sở chế biến vươn lên khá giả. Nhưng rồi trong mấy năm qua do cây già cỗi, có năm mất giá, nhiều bà con vội chặt bỏ để trồng các loại cây khác.
Tuy nhiên, khó có giống cây trồng chịu hạn nào đứng vững trên vùng đất cát pha bạc màu Hàm Tân bằng cây điều. Trước mô hình chăm sóc của anh Phạm Hùng Dũng cho thấy, từ lúc trồng đến khi thu hoạch phải mất 4 năm, vì vậy, nông dân đừng vội bỏ vườn điều chưa có hiệu quả mà hãy thử đầu tư, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để thâm canh vườn điều để tiếp tục thu lợi ổn định từ cây trồng này.
Related news

Nhờ đầu tư khoa học, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho hiệu quả kinh tế cao.

Bài học từ những lần thất bại “tối mắt, tối mũi” đã giúp anh Phùng Hoàng Giang (36 tuổi, xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) thành công với nghề nuôi ba ba giống.

Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.

Nhắc đến gà sạch thơm ngon Bắc Giang mọi người nghĩ ngay đến gà đồi Yên Thế. Thế nhưng đối với gà đồi của huyện Sơn Động cũng có chất lượng rất ngon được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm mua.

Từ vị thế một sản phẩm độc quyền của VN, chỉ sau vài năm mặt hàng cá tra xuất khẩu đã rớt giá thê thảm. Đáng buồn hơn, ngành này còn để lại một ấn tượng xấu cho khách hàng nước ngoài về kiểu làm ăn chụp giật, bát nháo, tự phá giá lẫn nhau của doanh nghiệp Việt…