Dùng Phèn Chua Diệt Ốc Bươu Vàng Hiệu Quả
Ốc bươu vàng thường phát triển và phá hoại lúa Đông Xuân mới gieo sạ sau những cơn mưa lớn dài ngày. Nhiều nông dân đã áp dụng sáng kiến là dùng phèn chua rải trên ruộng để diệt ốc bươu vàng, kết quả mang lại rất tốt, chi phí giảm 1/3 so với dùng thuốc diệt ốc bươu vàng. cách làm là tháo nước trong ruộng ra còn khoảng 5cm thì giữ lại, dùng 3kg phèn chua băm nhỏ rải đều trên diện tích 1.000m2.
Cách làm này chẳng những diệt ốc bươu vàng mà diệt luôn các loài ốc khác phá hoại giống mới nảy mầm. Sau khi ốc bị dính phèn chua tuột nhớt trong thân không đi được và chết vài ngày thì tháo nước ra cho cạn để mầm lúa phát triển.
Một tác dụng khác của phèn chua nữa là đã làm cho mặt nước trong ruộng mau lắng lọc, hạt giống bị chìm trong nước đục nhanh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên vẫn nảy mầm và phát triển bình thường. Từ khi ngâm phèn chua diệt ốc đến khi tháo nước ra thì cây lúa cũng đã lên cao, thích nghi với thời tiết và phát triển bình thường.
Related news
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Định đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thối thân ở cây lúa. Từ kết quả thu thập được, Chi cục cũng đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Anh Mai Thanh Thuộc ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), thành viên TTF của Cty Tân Thành cho biết, do ruộng của anh canh tác vào thời điểm chính vụ nên khi thu hoạch vào đầu mùa mưa, cuối tháng 6/2014. Đầu vụ trục trặc nhân công trong khâu làm đất, lúa của anh sạ sau các ruộng bên cạnh từ 4 - 5 ngày.
Năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2013, Việt Nam XK gần 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm 2014 có thể xuất 7,2 triệu tấn gạo. Tuy vậy, nông dân nhiều nơi than phiền là giá lúa thấp và rất bấp bênh, làm lúa không có lời, hoặc lời ít...
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây lúa trải qua các giai đoạn: Mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trỗ chín, trong đó giai đoạn đẻ nhánh giữ một vai trò quan trọng nhất quyết định năng suất chất lượng vụ lúa.
Tại vùng Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 10.000ha đồng ruộng bị xâm nhập mặn với độ 3-7 ‰, đặc biệt các vùng bị xâm nhập mặn do bão phá đê biển vào các năm trước, tại đây lúa thu hoạch rất thất thường, nhiều vụ mất trắng, hoặc cho năng suất rất thấp.