Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa Hấu Vụ Đông Xuân 2010-2011 - Mất Mùa Được Giá

Dưa Hấu Vụ Đông Xuân 2010-2011 - Mất Mùa Được Giá
Publish date: Tuesday. March 22nd, 2011

Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm này hằng năm là bước vào vụ thu hoạch dưa hấu. Năm nay, người trồng dưa phấn khởi vì được giá nhưng lại xuýt xoa tiếc do dưa mất mùa.

*Mất mùa được giá

Thời điểm này, đi dọc các cánh đồng dưa ở các xã khu Tây huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh không còn cảnh người trồng dưa thẫn thờ bên những đống dưa chất dài chẳng có người mua, thay vào đó dưa thu hoạch đến đâu tư thương đến tận ruộng mua đến đó. Tâm trạng người trồng dưa cũng phấn chấn hơn vì hiện nay giá đang ở mức cao. Thế nhưng niềm vui không trọn vẹn vì sản lượng lại tỷ lệ nghịch với giá.

Bên ruộng dưa lưa thưa trái của mình, anh Nguyễn Văn Đông, ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn) giọng buồn buồn: “Mấy năm trước, vụ nào mỗi sào cũng thu được từ 2,5-3 tấn. Còn năm nay, do thời tiết diễn biến thất thường, mưa lớn kéo dài khiến cây bị chết khá nhiều nên sản lượng đạt thấp, chỉ khoảng 800 kg - 1 tấn/sào. Hiện giá bán tại ruộng từ 5.000-6.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng thu được 3-4 triệu/sào nhưng chưa kể công chăm sóc 3 tháng ròng rã”.

Ngồi bên đống dưa hấu đặt ở Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Bình Long (Bình Sơn) để chờ bán lẻ từng quả, chị Nguyễn Thị Thúy, ở xã Bình Khương (Bình Sơn) xuýt xoa: “Vụ này gia đình tôi trồng được 5 sào nhưng chỉ bán được 6 tấn loại 4,5 kg trở lên với giá 5.000 đồng/kg, trừ chi phí kiếm được 20 triệu đồng tiền công, số còn lại hơn 1 tấn “dưa xả” họ trả 1.500 đồng/kg nhưng tôi không bán mà quyết định mang ra bán lẻ cho khách đi đường mong kiếm thêm được đồng nào đỡ đồng ấy. Dù bán với giá 5.000 đồng/kg nhưng vẫn rất chạy. Giá như được mùa như mấy năm trước thì trúng to rồi!”.

Nhiều nông dân cho biết, do mưa kéo dài khiến nhiều diện tích bị chết, rồi trái chậm lớn, hơn nữa đợt sương vừa qua làm cho dưa bị nứt khiến sản lượng tỷ lệ nghịch với giá, nên tổng giá trị thu về sau khi trừ tiền làm đất, mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới và trả công thu hoạch thì số tiền kiếm được cũng chỉ đủ bù vào tiền công chứ hy vọng trả được nợ cho năm trước là mong manh.

* Vẫn đong đầy nổi lo

Những năm qua, sau khi dưa hấu được “xuất ngoại” đi Trung Quốc thì phong trào trồng dưa ở Quảng Ngãi cũng như một số tỉnh ở khu vực miền Trung phát triển khá rầm rộ.

“Nhà nhà trồng dưa, người người trồng dưa”. Hầu như diện tích đất trồng được dưa là người dân đều ưu tiên để trồng, thậm chí nhiều người còn lên các tỉnh khu vực Tây Nguyên để thuê đất trồng dưa. Nhiều hộ trồng dưa sau một mùa thu về vài ba chục triệu, đặc biệt có người thu về vài trăm triệu đồng. Chính vì vậy mà cây dưa có sức hút mạnh đối với người nông dân, mặc dù đây là loại cây trồng không được ngành nông nghiệp khuyến khích bởi tính bấp bênh và rủi ro rất lớn.

Vài năm gần đây, chuyện dưa hấu “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, sau mỗi vụ dưa “kẻ khóc, người cười” không còn là chuyện mới. Vào vụ, giá dưa hấu từ 6.000-7.000 đồng/kg, để rồi sau đó hạ xuống mức không thể thấp hơn được nữa là 500 đồng/kg.

Mới đây nhất, vào năm 2009 và 2010, vài trăm chiếc xe chở dưa hấu bị “kẹt” tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khiến không chỉ người trồng dưa khóc đứng giữa đồng mà tư thương cũng tan gia bại sản.

Nghề buôn dưa cũng như nghề trồng dưa là nghề đánh bạc với trời. Nếu thu hoạch vào đúng thời điểm khan hàng thì được giá, ngược lại thu hoạch đại trà thì rẻ. Vả lại, yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến dưa biến động bất thường.

Anh Nguyễn Ba, ở xã Bình Thạnh (Bình Sơn) – người làm nghề buôn dưa hấu đã 15 năm qua tâm sự: “Năm ngoái, tôi mua dưa tại ruộng giá 6.000 đồng/kg nhưng sau khi đến cửa khẩu Tân Thanh bị mắc kẹt, lỗ tới hơn 200 triệu đồng. Đến thời điểm này thì “lịch sử” chưa lặp lại nhưng tôi vẫn rất lo. Nguồn tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, do họ quyết định chứ mình hoàn toàn thụ động. Có khi sáng một giá, chiều một giá không ai lường trước được”.

Dưa rớt giá thảm hại, trong khi đó sắn lại “lên ngôi”, vì thế năm nay nhiều hộ chuyển sang trồng sắn nên sản lượng dưa giảm đáng kể. Cũng vì lẽ đó mà giá dưa đang ở mức cao. Mặc dù vậy, người trồng dưa đang có ruộng sắp thu hoạch vẫn canh cánh nỗi lo.

Có thể thấy, dưa hấu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu giá ổn định, song nghề trồng dưa hấu cũng được xem như trò "đánh bạc với trời". Làm sao giúp người nông dân thoát khỏi điệp khúc “được mùa mất giá - được giá mất mùa” là thách thức mà bao nhiêu năm qua vẫn chưa được ngành chức năng tháo gỡ.


Related news

Từ 30-6 Muốn Xuất Khẩu Cá Tra Phải Đăng Ký Từ 30-6 Muốn Xuất Khẩu Cá Tra Phải Đăng Ký

Doanh nghiệp thủy sản muốn được xuất khẩu cá tra phải đạt các yêu cầu trong các điều khoản của Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra thì mới được Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) xác nhận đăng ký hợp đồng trước khi xuất khẩu.

Wednesday. May 7th, 2014
5 Địa Phương Nuôi Tôm Lớn Nhất Miền Bắc 5 Địa Phương Nuôi Tôm Lớn Nhất Miền Bắc

2013 được coi là năm thành công đối với nuôi tôm nước lợ của các tỉnh phía Bắc, khi khống chế được dịch bệnh hoại tử gan tụy, người nuôi được mùa, được giá.

Thursday. May 22nd, 2014
Mỹ Giám Sát Ca Da Trơn Nguy Cơ Cho Xuất Khẩu Thuỷ Sản Mỹ Giám Sát Ca Da Trơn Nguy Cơ Cho Xuất Khẩu Thuỷ Sản

Các rào cản thương mại mang tính bảo hộ của Mỹ sẽ không những là nguy cơ đối với xuất khẩu thủy sản không chỉ của Việt Nam mà, còn các nước ASEAN khác. Đó là nhận định được đưa ra bên lề cuộc thảo luận bàn tròn về hợp tác nông nghiệp Việt-Mỹ vừa diễn ra tại Washington DC.

Wednesday. May 7th, 2014
Ổi Lê Đài Loan Mô Hình Mới Cho Thu Nhập Cao Ổi Lê Đài Loan Mô Hình Mới Cho Thu Nhập Cao

Với ưu điểm trái ngon, nhanh cho thu hoạch, giá cả và thị trường đầu ra hấp dẫn, cho thu nhập cao, nên có không ít nông dân xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đang chọn cây ổi lê Đài Loan trồng thay thế những cây trồng kém hiệu quả. Đây được xem là mô hình điểm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thursday. May 22nd, 2014
Dự Án Nuôi Bò Ở Xã Long An (Châu Thành) Dự Án Nuôi Bò Ở Xã Long An (Châu Thành)

Trong tháng 1-2012, Hội Nông dân huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã triển khai thực hiện dự án chăn nuôi, đã giải ngân cho 30 hộ nông dân xã Long An có nhu cầu vay vốn chăn nuôi từ nguồn vốn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tổng tiền vốn 700 triệu đồng (mỗi hộ vay từ 20 - 30 triệu đồng), thời hạn 3 năm trả nợ (2012 - 2015).

Wednesday. May 7th, 2014