Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Đồng bào Khmer thoát nghèo bền vững

Đồng bào Khmer thoát nghèo bền vững
Author: Chúc Ly - Nguyễn Dự
Publish date: Thursday. December 31st, 2015

Hỗ trợ bằng mô hình thiết thực

Xã Vị Thủy có khoảng 12% dân số là đồng bào dân tộc, trong đó người Khmer chiếm đa số.

Theo UBND xã Vị Thủy, năm 2010 xã được Phòng NNPTNT huyện hỗ trợ thoát nghèo cho 20 hộ đồng bào Khmer khó khăn ở ấp 6 và ấp 8 với mô hình nuôi lợn, mỗi hộ được hỗ trợ 6 triệu đồng để xây chuồng hợp vệ sinh và nuôi ít nhất 2 con lợn trở lên.

Hiện 20 hộ được hỗ trợ đã xây dựng chuồng trại kiên cố, dùng màng lưới chống muỗi, có hộ phát triển đàn lợn lên đến 10 con.

Ông Danh Ưng cho biết: “Trước đây gia đình cũng nuôi lợn nhưng không có vốn nên chưa xây chuồng kiên cố, nay được hỗ trợ làm chuồng đàng hoàng nên chăn nuôi hiệu quả hơn, gia đình tôi đã thoát diện nghèo”.

Ngoài mô hình nuôi lợn, xã Vị Thủy còn đứng ra vận động vốn từ nhiều nguồn khác để hỗ trợ 192 con bò cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có 40 hộ đồng bào Khmer.

Tham gia mô hình này, mỗi gia đình được nhận 1 con bò cái giá khoảng 12 triệu đồng, con bê đầu tiên sinh ra được gia đình gửi trả lại mô hình để hỗ trợ cho hộ khó khăn khác, còn bò cái sẽ trở thành tài sản chính thức của gia đình được hỗ trợ.

Thoát nghèo bền vững

 Theo Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, cơ cấu kinh tế của các vùng đồng bào DTTS  trên địa bàn tỉnh đang chuyển dịch đúng hướng, liên tục tăng trưởng; thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm từ 2-3%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS năm 2012 là 26,8%, đến 2015 chỉ còn 16,73%. 

Anh Danh Luận cho biết: “Được hỗ trợ bò, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách làm chuồng, trồng cỏ làm thức ăn và phương pháp chăm sóc, phòng chống bệnh tật cho bò, tôi rất tự tin áp dụng vào thực tế và chăn nuôi bò hiệu quả”. 

Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác nhau phù hợp với điều kiện của các đối tượng khác nhau, xã Vị Thủy còn kết hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật tại xã hướng dẫn, theo sát quá trình chăn nuôi của đồng bào; luôn thực hiện với tiêu chí những hộ tham gia mô hình phải nắm rõ kỹ thuật để giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Ông Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch UBND xã Vị Thủy cho biết: Từ một xã có 30% hộ nghèo,  nhờ thực hiện hỗ trợ những mô hình chăn nuôi, trồng trọt phù hợp mà hiện xã Vị Thủy chỉ còn 9% hộ nghèo với tổng số 195 hộ nghèo, trong đó có 124 hộ đồng bào Khmer.


Related news

Phân bón toàn bùn đất, sao ác quá vậy trời Phân bón toàn bùn đất, sao ác quá vậy trời

"Thấy dưa không phát triển, một số người mới lấy phân pha nước, coi kỹ thì… toàn bùn đất! Sao mà ác quá vậy, trời? Tiền phân bón luôn chiếm khoảng một nửa chi phí sản xuất; nếu lỡ gặp của giả thì bao nhiêu mồ hôi công sức của nông dân coi như đổ sông đổ biển!”.

Thursday. December 31st, 2015
Đặc sản vùng miền đổ bộ Thủ đô giá không mềm vẫn hút khách Đặc sản vùng miền đổ bộ Thủ đô giá không mềm vẫn hút khách

Những đặc sản vùng miền nổi tiếng đến từ 20 tỉnh thành trên cả nước đang được quy tụ tại Hội chợ "Nông sản vùng miền" diễn ra tại Hà Nội như: gạo Séng Cù, nếp Tú Lệ, vú sữa Lò Rèn, mãng cầu xiêm Đồng Tháp, ổi Nữ hoàng Hậu Giang, bưởi Phúc Trạch, cua Cà Mau, tôm hùm Nha Trang…

Thursday. December 31st, 2015
Những cử nhân, thạc sỹ bỏ bằng về quê làm nông Những cử nhân, thạc sỹ bỏ bằng về quê làm nông

Nhiều người chấp nhận từ bỏ mức lương “khủng”, công việc an nhàn, rời xa chốn phồn hoa đô thị để viết tiếp giấc mơ của mình với cái nghề chân lấm tay bùn... Họ là những người bỏ bằng về quê để gắn bó với nghề nông.

Thursday. December 31st, 2015