Ðô thị trong lòng nông thôn mới

Ðến cuối quí III.2015, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Điểm nổi bật trong XDNTM ở xã Nhơn Phúc là ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhất là nhà ở.
Anh Nguyễn Đến, ở thôn An Thái, bộc bạch:
Nhờ XDNTM cùng với thực hiện các chính sách phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nên bà con chúng tui có điều kiện xây nhà ở ngày càng khang trang, hiện đại.
Dọc theo 2 tuyến tỉnh lộ 636B và 639B (đường phía Tây tỉnh) qua địa phận xã và khu trung tâm xã, chợ An Thái, nhà lầu, nhà mái bằng mọc lên san sát, mang dáng dấp đô thị trong lòng nông thôn; đêm về ánh sáng điện đường lung linh không khác gì phố thị.
Theo ông Võ Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc, địa phương đã xóa hoàn toàn nhà ở dột nát, xây dựng và tặng 17 căn nhà tình thương cho hộ nghèo với số tiền 814 triệu đồng (ngân sách thị xã 425 triệu đồng, nhân dân đóng góp 312 triệu đồng và 64 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội).
Toàn xã có 2.710 ngôi nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng, đạt 96%.
Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm được chú trọng.
Xã đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo nghề của Hội Nông dân tỉnh mở 4 lớp đào tạo nghề chăn nuôi, may, điện dân dụng, trồng trọt, thu hút 250 học viên là nông dân tham gia.
Ban quản lý Dự án Sinh kế nông thôn bền vững đã tài trợ 400 triệu đồng để tập huấn, đào tạo chuyển giao KHKT cho 2 nhóm đồng sở thích chăn nuôi bò thịt gồm 60 hộ nông dân.
Đến nay, 2 nhóm đã xuất bán 240 con bò thịt, lãi 650 triệu đồng.
Xã cũng hỗ trợ 50% lãi suất (527 triệu đồng) để 810 hộ nông dân vay 16,2 tỉ đồng mua 1.210 con bò nuôi vỗ béo, kết quả bán thu lãi hơn 4 tỉ đồng.
Địa phương cũng đã tạo việc làm cho 6.811 lao động, chiếm gần 93% số lao động ở nông thôn với các ngành nghề truyền thống xây dựng, thương mại, dịch vụ, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên gần 27 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 4,8%.
Vận dụng Quyết định số 18 của UBND tỉnh về cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020, trên cơ sở xác định XDNTM phải do cộng đồng dân cư và người dân làm chủ, huy động nội lực là chính, cùng với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước, xã Nhơn Phúc vận dụng phương châm :
“Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ; dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng lợi” đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư XDNTM trên 53 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 6 tỉ đồng và 867 hộ hiến 26.622 m2 đất xây dựng 56 tuyến đường nông thôn, 6 nhà văn hóa thôn, góp phần hoàn thành các tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi.
Ông Võ Minh Hoàng cho biết thêm, xã đã hoàn tất báo cáo trình UBND thị xã và Văn phòng Điều phối NTM của tỉnh kiểm tra, phúc tra, trình UBND tỉnh công nhận xã Nhơn Phúc đạt chuẩn NTM.
Thời gian đến, địa phương sẽ nỗ lực giữ vững các tiêu chí đạt được, và tiếp tục nâng cao các tiêu chí thủy lợi, giao thông, môi trường, hộ nghèo, thu nhập.
Đặc biệt, xã đề nghị ngành chức năng hỗ trợ việc dồn điền, đổi thửa vì ruộng đất ở địa phương còn manh mún, khó xây dựng cánh đồng mẫu lớn, việc chuyển giao KHKT vào đồng ruộng gặp nhiều khó khăn.
Related news

Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.