Home / Tin tức / Tin thủy sản

Diệp hạ châu trong nuôi tôm

Diệp hạ châu trong nuôi tôm
Author: Lệ Thủy
Publish date: Wednesday. November 24th, 2021

Vấn đề kháng kháng sinh đang là quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm, để hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu thêm những giải pháp thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm trong đó có diệp hạ châu.

Hoạt chất có trong diệp hạ châu:

Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ. Diệp hạ châu thuộc họ Thầu dầu, có 3 loài cây gần giống nhau là diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.& Thonn), diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và một loại diệp hạ châu nữa là Phyllanthus sp. Nhưng Diệp hạ châu đắng là loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trọng có ích trong việc điều trị bệnh cho người và cả động vật.

Theo các nghiên cứu, Trong diệp hạ châu có chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính giúp kháng viêm, chống ung thư, bảo vệ gan… như: Flavonoids (isovitexin, phyllanthusiin, rutin, quercetin...).Các phức chất phennol ( phyllanthin, amariin, repandusinic acid và phyllanthin D). Các nirtetralin, phyltetralin, niranthin; các acid hữu cơ (ascorbic geraniinic, acid amariinic và các loại acid khác); Trong diệp hạ châu đắng cũng chứa sterol như amarosterol-A, amarosterol-B… hay các acid béo bay hơi (linalool, phyltol…).

Ứng dụng trong phòng trị bệnh thủy sản

Trong nuôi tôm, đã có một số hộ nuôi cũng đã sử dụng cây diệp hạ minh châu đun nước cô đặc để trộn vào thức ăn cho tôm ăn phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng. Một số sản phẩm diệp hạ châu cũng được đưa vào sản xuất thương mại.

Tác dụng diệp hạ châu:

Theo Lý Thị Thanh Loan và cộng sự, năm 2010, sử dụng chiết xuất từ cây diệp hạ châu với lượng 100 mg/kg trọng lượng tôm chống lại virus đốm trắng, sau thí nghiệm tôm sống sót với tỷ lệ lên tới 96,67%. Cũng theo Lý Thị Thanh Loan (2011), diệp hạ châu có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh đục thân trên tôm càng xanh là MrNV (Macrobrachium rosenbergii nodavirus) và XSV (Extra small virus).

Năm  2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tiến hành sản xuất thử nghiệm và đưa sản phẩm vào ứng dụng trong nuôi tôm sú là sản phẩm chiết xuất từ cây diệp hạ châu, góp phần giảm thiểu bệnh do virus đốm trắng gây ra. Bước đầu cho phép ghi nhận sản phẩm diệp hạ châu với liều lượng 8 g/kg thức ăn/ngày trong điều kiện thí nghiệm cho tỷ lệ sống (Relative percent survival - RPS) là 73,33% sau cảm nhiễm và ngoài ao nuôi có tác dụng phòng bệnh do virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) gây ra trên tôm sú trong chu kỳ nuôi 4 tháng.

Sử dụng thảo dược diệp hạ châu vào ấp nở Artemia và trộn vào thức ăn chế biến để phòng bệnh đục cơ là 7 ngày dùng và 7 ngày ngưng trong suốt chu kỳ ương.

Diệp hạ châu không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng tôm nuôi . Các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện tác dụng phụ hay độc tính của diệp hạ châu. Có thể nói, diệp hạ châu là một thảo dược an toàn, dễ kiếm và phổ biến tại nước ta.Vì vậy người nuôi tôm có thể tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm dùng trong nuôi tôm với chiết xuất từ diệp hạ châu để phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi nhằm hạn chế sự xuất hiện, lây lan dịch bệnh này. Đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.


Related news

Xử lý sinh học nước thải từ hệ thống nuôi tuần hoàn bằng bột than tre Xử lý sinh học nước thải từ hệ thống nuôi tuần hoàn bằng bột than tre

Các hợp chất có trong bột tre đã được chứng minh là một nguồn carbon hấp dẫn về mặt kinh tế để loại bỏ nitrat trong hệ thống RAS.

Wednesday. November 24th, 2021
Các biện pháp tổng hợp phòng chống hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi Các biện pháp tổng hợp phòng chống hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi

Với tình trạng nắng nóng và xâm nhập mặn còn kéo dài trong tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn

Wednesday. November 24th, 2021
Hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện mầm bệnh bằng công nghệ Nano Hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện mầm bệnh bằng công nghệ Nano

Một số thành công của công nghệ nano được sử dụng để góp phần cải thiện các chiến lược phòng chống và quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Wednesday. November 24th, 2021