Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Mạo Mới Ở Thủ Phủ Vải Thiều

Diện Mạo Mới Ở Thủ Phủ Vải Thiều
Publish date: Thursday. December 4th, 2014

Là huyện miền núi khó khăn, có 13/29 xã nghèo 135 nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có trên 4.000 nông dân có thu nhập cao, trong đó nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ.

Diện mạo mới, thủ phủ, vải thiều

Hóa giải thách thức

Trò chuyện với phóng viên, ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn cho biết: “Khi bắt tay vào xây dựng NTM, chúng tôi đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là không thể áp dụng mô hình như ở miền xuôi vì địa bàn huyện có rất nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, nhiều hộ thuộc diện khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong dân rất khó. Ngoài ra, do địa hình phức tạp, có tuyến đường thôn, xóm dài đến cả trăm km nên việc hoàn thành tiêu chí giao thông cũng là một thử thách lớn”.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, ông Báo cho biết huyện đã nghiên cứu kỹ các cơ chế, chính sách xây dựng NTM để đề xuất với các sở, ban ngành và UBND tỉnh điều chỉnh một số nội dung không phù hợp thực tế của địa phương, đồng thời xác định làm đến đâu chắc đến đó, không chạy theo phong trào, hình thức...

Theo đó, việc đầu tiên là huyện thành lập Ban quản lý thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại cấp xã với 392 thành viên, sau đó thành lập Ban quản lý cấp thôn, bản với 2.300 thành viên.

“Đây là bước đi quan trọng mang tính quyết định bởi những thành viên này có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu đúng về Chương trình xây dựng NTM, từ đó vận động bà con cùng tham gia. Nhờ đó từ năm 2011 – 2013, huyện đã huy động được hơn 40 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nhân dân đóng góp trên 20 tỷ đồng” – ông Báo nói.

Ông Đỗ Ngọc Tùng – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hồ cho biết: “Ngoài việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xã cũng chú trọng đẩy mạnh sản xuất, phát triển một số loại cây ăn quả chủ lực như vải thiều, cam đường Canh, bưởi Diễn… Nhờ đó mà đến nay, việc thực hiện 2 tiêu chí thu nhập và hộ nghèo đã đạt được những thành công ngoài mong đợi. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 22 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,35%, xã đã đạt 18/19 tiêu chí NTM”.

Có thêm 4.000 nông dân thu nhập cao

Để huy động nguồn lực có hiệu quả và thực hiện mục tiêu chính là tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, ngày 25.11.2011, huyện Lục Ngạn đã ban hành “Chương trình phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011 -2015”, trong đó xác định mục tiêu trọng tâm là “6 cây và 3 con” (gồm vải thiều, cam đường Canh, bưởi Diễn, lúa nếp cái hoa vàng, táo Đài Loan, cây lâm nghiệp và lợn, gà, bò). Tổng kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất được lấy từ vốn đầu tư trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM, ước trên 5 tỷ đồng.

Đến tháng 11.2014, huyện Lục Ngạn có 1 xã điểm là Nghĩa Hồ đạt 18/19 tiêu chí, 2 xã điểm còn lại là Thanh Hải đạt 16 tiêu chí, Quý Sơn đạt 15 tiêu chí, các xã còn lại đều dưới 14 tiêu chí.

Ông Đinh Văn Phương – chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn cho biết, hiện toàn huyện có trên 22.000ha cây ăn quả, trong đó có 17.500ha vải thiều, với gần 10.000 hộ tham gia trồng, sản lượng trên 100.000 tấn quả tươi/năm, doanh thu gần 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, huyện còn có khoảng 541ha cam, 359ha bưởi Diễn và hầu hết diện tích này đều đang mang lại thu nhập khá cho bà con. “Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng NTM, mặc dù huyện chưa có xã nào cán đích nhưng tiêu chí thu nhập đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là đã có trên 4.000 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, trong đó hàng chục hộ có thu nhập hàng tỷ đồng” – ông Phương nói.

Nhà trồng 2 mẫu vải thiều, ông Phạm Văn Thắng ở thôn Nghĩa, xã Nghĩa Hồ vui vẻ nói: “Nhờ có con đường NTM mà việc đầu tư, chăm sóc, tiêu thụ vải thiều của chúng tôi rất thuận lợi. Trung bình mỗi năm gia đình tôi thu hoạch trên 5 tấn vải thiều, thu về hơn 100 triệu đồng”.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134813/dien-mao-moi-o-thu-phu-vai-thieu.html


Related news

Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê

Có thể nói, việc nuôi dê hiện nay của nhiều hộ dân ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi có nhiều tiến triển, giúp hộ nghèo có thêm nghề “tay trái” cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Toàn ấp có 310 hộ với 1.500 khẩu nhưng có 35 hộ đã tận dụng đất trống, kê liếp, khoanh vuông để nuôi dê. Tổng số đàn dê hiện nay lên đến gần 500 con. Hộ nuôi nhiều nhất là 100 con, hộ ít nhất 7 con.

Wednesday. January 14th, 2015
Thời Của Bò Thịt Thời Của Bò Thịt

Giữa tháng 11-2014, trang trại Delta (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), thuộc Tập đoàn Daso, nhập về gần 1.800 con bò Úc để nuôi lấy thịt. Được biết nơi đây từng là trại nuôi bò sữađiển hình của TP HCM với 800 con nhưng hiệu quả không cao.

Wednesday. January 14th, 2015
Những Con Số Biết “Nói” Những Con Số Biết “Nói”

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

Wednesday. January 14th, 2015
Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

Saturday. September 6th, 2014
Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Monday. April 27th, 2015