Điểm yếu của nông sản Việt Nam quá nhiều quá nguy hiểm
Từ câu chuyện trái thanh long
Thanh long là một trong những loại cây ăn trái có nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ở 32 tỉnh thành trong cả nước.
Tuy nhiên diện tích tập trung lớn nhất là Bình Thuận, Long An, >Tiền Giang (Bình Thuận có trên 20.000 ha, Long An gần 5.000 ha, Tiền Giang khoảng 3.000 ha).
Từ khi trở thành một sản phẩm xuất khẩu chủ lực, trái thanh long Việt Nam đã không ít lần phải "ngậm đắng nuốt cay" vì cảnh "được mùa rớt giá" nhưng nhìn chung đời sống người trồng thanh long cũng dần ổn định.
Vì vậy diện tích thanh long cả nước nói chung không ngừng tăng lên.
Và gần đây nhất, khoảng hai năm nay, giá thanh long tăng vọt, chủ thanh long giàu lên, thì diện tích trồng thanh long tăng đột biến vượt ngoài quy hoạch.
Tuy nhiên, hiện thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam vẫn tập trung vào thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 80%).
Việc tập trung vào một thị trường chính quả thực không hề bền vững và rất đáng lo ngại.
Giả sử thị trường Trung Quốc ngừng thu mua như đã từng làm với nhiều loại nông sản khác ở nước ta thì thử hỏi hàng trăm ngàn tấn thanh long sẽ về đâu? Người nông dân sẽ trở nên như thế nào?
Trong thực tế, đã có năm vì giá thanh long xuống quá thấp mà nông dân phải đổ bỏ cho bò ăn khi giá thành không bù đắp được chi phí.
Cùng lúc, thông tin Trung Quốc đã trồng hơn 20.000 ha thanh long, trong khi từ trước đến nay lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu qua Trung Quốc, đã làm các nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp, và nông dân trồng thanh long bắt đầu lo lắng.
Lý do lớn nhất thanh long Việt Nam bán sang Trung Quốc nhiều vậy dù giá thấp hơn khi bán sang các nước khác dù đó là thị trường rất bấp bênh bởi Trung Quốc là thị trường dễ tính, chưa phải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt.
Nếu người nông dân cứ tiếp tục trồng thanh long theo hướng tự phát, không theo những quy chuẩn về an toàn thực phẩm lại tập trung vào một thị trường thì chẳng khác gì con dao hai lưỡi, tự mình sẽ làm hại mình.
Việc phải "buông dần" thị trường Trung Quốc, chuyển hướng sang các thị trường khác là yêu cầu bắt buộc của thanh long Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Muốn vậy phải vượt qua được rào cản kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh mà các nước đặt ra.
Hiện diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn GAP để xuất đi Mỹ, Nhật, EU, Đài Loan, New Zealand … còn rất hạn chế.
Theo số liệu thống kê thì sản lượng thanh long xuất sang Mỹ chỉ chiếm 3%, châu Âu 4%, Nhật 1,5%, trong khi tiềm năng ở những nước này còn rất lớn.
Theo như TS.
Nguyễn Hữu Đạt - Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nộng nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì hiện nay nhu cầu của thị trường là tương đối lớn, giá trị xuất khẩu cao, nhưng để có được thị trường thì trái thanh long của Việt Nam phải đáp ứng được các quy chuẩn chỉ tiêu an toàn được quy định tại các quốc gia.
Không còn cách nào khác người trồng thanh long cần phải tiến tới sản xuất theo hướng sạch, để thanh long Việt Nam vươn tới các thị trường lớn trên thế giới không riêng gì thị trường Trung Quốc.
Đến những điểm yếu “cốt lõi”
Nhận định về điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam, ông Đoàn Hữu Đức – Chủ tịch Công ty TNHH tư vấn Việt Nam VCG cho rằng đó là việc chúng ta xuất thô tất cả những gì chúng ta có ra toàn thế giới.
Dù tự hào đứng đầu thế giới về nhiều loại nông sản như gạo, cà phê, hạt điều, tôm, cá các loại trong nhiều năm nhưng bài toán về giá vẫn rất nan giải.
“Ngay cả lãnh đạo Hiệp hội cá Tra Việt Nam cũng từng than thở rằng dù chiếm đến 70% thị phần thì còn lâu lắm Hiệp hội mới mơ đến việc kiểm soát giá mặt hàng này để không bị kiện bán phá giá”, ông Đức nói.
Ngoài ra, vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang là vấn đề nan giải của nông nghiệp Việt Nam và là gót chân Achille của các sản phẩm Việt Nam muốn xây dựng thương hiệu ra quốc tế.
Cũng theo ông Đức, gần đây các phương tiện truyền thông báo chí có nói nhiều đến cuộc chơi của các đại gia từ địa ốc, phân phối, lâm sản, ngân hàng nay lại hướng về nông nghiệp với các dự án đầu tư lớn theo bài bản của các nhà tư vấn quốc tế.
Tuy nhiên, rất khó kiểm tra được mục đích thật sự của các đại gia này là làm nông nghiệp hay giãn nợ, vay thêm nợ hoặc ghi điểm cho cổ phiếu của mình.
Ông Từ Minh Thiện - Phó trưởng ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM cho rằng Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi và có nhiều mặt hàng nông sản được người nước ngoài ưa chuộng.
Nhưng lâu nay các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất thật nhiều mà chưa quan tâm đến việc sản phẩm làm ra bán cho thị trường nào, bao bì mẫu mã ra sao nên những ưu điểm đó đã không thể phát huy được.
Dẫn chứng về giá trị cộng thêm của bao bì sản phẩm, ông Từ Minh Thiện cho biết, hiện khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đang trồng dưa lưới và bán ra thị trường với giá 36.000 đồng/kg.
Trong khi đó, ở bên ngoài, người ta đóng bao bì cho trái dưa lưới bán với giá 220.000 đồng/kg.
“Cũng là dưa lưới nhưng khác nhau cái bao bì sản phẩm mà giá chênh nhau đến sáu lần”, ông Thiện nói.
Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư U&I (Unigroup) cho biết một công ty chuyên về nông nghiệp do ông đầu tư ở Bình Dương hiện đang áp dụng công nghệ nhà kính của Israel nhưng 100% nhân lực Việt Nam điều hành và làm ra được các sản phẩm như chuối cạnh tranh được với sản phẩm tương tự của Phillipines, hay dưa lưới hiện không đủ hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.
Tuy nhiên, vấn đề nan giải nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam theo ông Mai Hữu Tín chính là việc các doanh nghiệp không thể tập trung diện tích đất lớn để ứng dụng khoa học công nghệ toàn diện, đạt năng suất, hiệu quả cao nhất.
Related news
Hơn 2 ngày qua, tại các lồng bè trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà - Đà Nẵng) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt khiến người nuôi cá tại đây trở tay không kịp.
Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.
Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.