2lua
Home / /

Địch Hại Của Chim Yến

Địch Hại Của Chim Yến
Publish date: Friday. July 29th, 2011

Có rất nhiều bạn đã gửi email và liên hệ tới Ekaviet để hỏi xem liệu địch hại của chim yến là gì? Và chúng có ảnh hưởng gì tới sự phát triển bầy đàn, cũng như sự thành công của nhà yến. Chúng tôi xin có một vài chia sẽ nhỏ về vấn đề này.

Ngoài chim yến bạn cũng sẽ thấy một trong vài loài dưới đây xuất hiện nơi nhà yến của bạn.

1/ DơiMột số nơi nhà yến thu hút nhiều dơi hơn Yến và một khi dơi đã ngự trị thì yến khó lòng tăng trưởng. Khi có dơi xâm nhập nhà yến của bạn hãy đừng đuổi chúng đi, vì chúng sẽ quay lại ngay sau đó, cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập.

2/ Chuột
Chắn hẳn bạn đã biết lũ chuột phá tới mức nào

3/ KiếnNhững côn trùng tuy nhỏ bé nhưng đủ sức phá sự thành công của nhà yến bạn.

4/ Dán
Đừng bao giờ bỏ giấy, hoặc báo trong nhà yến của bạn, rất nhiều người đã dùng giấy và báo để che chắn bên trong nhà yến của mình, tuy nhiên đó là cách làm không thông minh vì dán luôn sẵng sàng để tấn công nhà yến bạn.

5/ RắnMột số loài rắn rất giỏi trong việc leo tường.

6/ Rết
Rết là loại ăn côn trùng tuy nhiên chúng có thể phá giấc mơ thành công nhà yến của bạn.

7/ Tắc KèChúng có thể ăn chuột vậy chim non thì sao.

8/ Nhện
Một số loài nhện có tiết ra chất độc và chúng sẽ phá hoại đàn yến của bạn, hãy đừng dùng tay bắt chúng, hãy thật cẩn thận thậm chí đeo bao tay

9/ Chim Cú, Chim HeoLà loài chim ăn thịt sống, một khi chúng ngự trị, nhà yến của bạn tất yếu sẽ vắng bóng chim. Bạn đừng nghĩ tại thành phố không có sự hiện diện của loài chim này, vì chúng tôi vừa bắt được một ổ Chim Heo gồm 3 chim con bên trong nhà yến tại quận 7, TP. HCM

10/ Mối Mọt
Chúng rất thích các thanh làm tổ, hãy tưởng tưởng xem nhà yến của bạn ra sao sau 2 hoặc 3 năm.

11/ Bọ ChétĐôi khi bạn vào nhà yến đi vài vòng là có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, một số chỗ bị chảy máu hoặc có những vết đỏ trên da, thủ phạm chính là những chú bọ chét, chúng rất nhỏ tuy nhiên ta có thể nhìn thấy chúng dễ dàng trên tường hoặc trên mặt sàn, hãy tìm cách xử lý chúng trước khi quá muộn

12/ Trộm
Cuối cùng là địch hại nguy hiểm nhất của Yến là Con Người, sức tàn phá của Con Người thì chắc hẳn ai cũng hiểu.


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến

Chim yến tồn tại lâu đời trên đất nước ta. Từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, tổ yến được khai thác và trở thành loại thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt dành cho vua chúa, quan lại và các nhà quyền quý

Friday. July 29th, 2011
Thiết Bị Nuôi Yến Thiết Bị Nuôi Yến

Máy được thiết kế bao gồm 2 kênh hệ thống tạo âm thanh, điều chỉnh âm sắc, khuyếch đại công suất âm thanh độc lập nhau và được lập trình thời gian để hoạt động hoàn toàn tự động. Giúp cho người sử dụng có thể tự chủ động thay đổi thời gian hoạt động, điều chỉnh âm sắc và âm lượng của máy tùy theo ý thích của mình

Friday. July 29th, 2011
Quy Trình Nuôi Yến Quy Trình Nuôi Yến

Xây dựng một nhà nuôi chim yến làm tổ và thu lợi từ việc bán tổ dùng làm món ăn bổ dưỡng là một ý tưởng tuyệt hảo, mang lại nhiều lợi nhuận. Loại hình trang trại hay nhà nuôi yến nhân tạo rất thích hợp với nhiều khu vực địa lý tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Indonesia

Friday. July 29th, 2011
Nuôi Yến - Nghề Hái Ra Vàng Nuôi Yến - Nghề Hái Ra Vàng

Sau 2 năm triển khai đề tài khoa học "Nuôi chim yến trong nhà" và nghiên cứu thực nghiệm tại 9 tỉnh ở miền Nam, đầu năm 2007, Công ty Yến sào Khánh Hoà chính thức chuyển giao công nghệ cho người dân Khánh Hoà (KH) và từng bước nhân rộng mô hình này ở những địa phương có điều kiện thích hợp

Friday. July 29th, 2011
Xây Nhà Nuôi Chim Yến Xây Nhà Nuôi Chim Yến

Trong vòng một năm nay, cứ vào sáng sớm hay chiều tối, ở khu dân cư đường Phan Tứ, người dân thấy từng đàn chim yến kéo về bay lượn và đậu lại căn nhà xây 5 tầng. Nơi đó là ngôi nhà xây dành để nuôi chim yến. Trong đó có 3 tầng lầu với điểm khác biệt là chỉ để trống những lỗ thông hơi, không có cửa sổ, cửa ra vào ở tiền sảnh

Friday. July 29th, 2011